THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CHÀO MỪNG 94 NĂM, NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM 03 /02/1930 - 03/02/2024.

Trang chủ/ THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN

  21/04/2025     |  Lượt xem 197   

Đề án sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thánh Bình

Đề án sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

 

 
   
 

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị 11 Ban Chấp hành Trung ương, các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Số 126-KL/TW ngày 14/02/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025; số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; số 130-KL/TW ngày 14/3/2025 về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Sau khi phối hợp với tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên trình Chính phủ Đề án sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình như sau:

Phần I

CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

 

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

2. Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

3. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

4. Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

5. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15.

6. Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.

 

7. Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

 

8. Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

9. Kế hoạch số 406-KH/TU ngày 04/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hưng Yên.

10. Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 10/4/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Hưng Yên năm 2025.

11. Nghị quyết số ... NQ-HĐND ngày .../.../2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc tán thành chủ trương ......

12. Nghị quyết số ... NQ-HĐND ngày .../.../2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình về việc tán thành chủ trương ......

II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế sâu rộng cần thiết phải mở rộng và đảm bảo tính thống nhất về không gian địa lý, sự liên thông các nguồn lực, bố trí và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển của tỉnh. Việc xây dựng nền quản trị quốc gia, quản trị địa phương hiện đại, hiệu lực, hiệu quả với sự tham gia của nhiều chủ thể dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngày càng phát triển, tạo khả năng kết nối hiệu quả giữa chính quyền và người dân, cộng đồng doanh nghiệp, khoảng cách không gian giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp ngày càng thu hẹp địa lý và ranh giới địa giới giữa các ĐVHC. Song song với đó, việc đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số dẫn đến nhiều hoạt động hành chính truyền thống đã được số hóa và triển khai thực hiện trên môi trường mạng. Chuyển đổi quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng và không phụ thuộc vào ranh giới địa giới hành chính, tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và bảo đảm hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Đồng thời, việc tái cấu trúc quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính giúp đơn giản hóa trình tự, thủ tục thực hiện công việc của cán bộ, công chức, viên chức; góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền hành chính công. Nhiều công việc quản lý trung gian được thay thế bằng hệ thống phần mềm điện tử, giúp tổ chức vận hành hiệu quả hơn mà không cần nhiều tổ chức hành chính và biên chế.

Vì vậy, việc tổ chức hợp lý, hướng đến ổn định lâu dài của ĐVHC cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương; phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, quá trình chia, tách ĐVHC các cấp diễn ra qua nhiều giai đoạn, việc hình thành các ĐVHC mới đã thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng được đầu tư, năng lực quản lý của bộ máy nhà nước ngày càng tốt và gần dân, sát với dân hơn, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân được bảo đảm. Thực tế cho thấy, các ĐVHC sau khi chia, tách, thành lập mới, được quan tâm tập trung đầu tư đúng hướng, phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương, kinh tế - xã hội các ĐVHC sau thành lập phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, quá trình chia, tách, thành lập nhiều ĐVHC đã dẫn đến một số bất cập và hạn chế như: việc tăng số lượng ĐVHC dẫn đến bộ máy các cơ quan nhà nước ngày càng cồng kềnh; tăng biên chế cán bộ, công chức, viên chức; tăng chi ngân sách nhà nước do tăng biên chế và quỹ tiền lương, xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị và tăng chi thường xuyên. Việc tăng số lượng ĐVHC cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển, phân tán các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Từ thực tiễn quá trình hình thành, phát triển ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam qua các thời kỳ; qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về tổ chức ĐVHC và chính quyền địa phương; kết quả tích cực của công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã các giai đoạn 2019 - 2021 và 2023 - 2025; Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/02/2025 và Kết luận số 127-KL/TW, trong đó yêu cầu “nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới”; “Xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã. Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp”. Từ các căn cứ nêu trên, để tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 27-NQ/TW, Kết luận số 126-KL/TW, Kết luận số 127-KL/TW, Kết luận số 130-KL/TW, Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh và thịnh vượng của đất nước, tỉnh Hưng Yên đã khẩn trương tổ chức thực hiện, quán triệt quyết liệt trong Đảng bộ và chính quyền, đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh về chủ trương, sự cần thiết thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp để tạo đột phá, động lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng trong thời đại mới, trong đó có định hướng sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; qua đó tạo sự đồng thuận cao trong Đảng bộ, chính quyền và nhân nhân trên địa bàn khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phường 02 cấp theo quy định.

Qua rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng phương án sắp xếp trên cơ sở các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị. Hưng Yên và Thái Bình là 02 ĐVHC cấp tỉnh có vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử hình thành gắn liền với lịch sử cách mạng miền Bắc; giao thoa tương đồng về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đương và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa hai tỉnh. Tuy nhiên tỉnh Hưng Yên hiện có diện tích tự nhiên chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, việc nghiên cứu phương án sắp xếp tỉnh Hưng Yên với tỉnh Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương. Sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng, với sự kết hợp giữa công nghiệp, dịch vụ và kinh tế ven biển, du lịch; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất phát triển gắn với lợi thế về kết nối liên vùng, giao thương nội địa và phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, nông nghiệp.

Căn cứ chủ trương, quan điểm, định hướng, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, lộ trình, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ sở thực tiễn nêu trên, tỉnh Hưng Yên đã chủ trì, chủ động phối hợp với tỉnh Thái Bình xây dựng Đề án sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình; đồng thời quán triệt quyết liệt trong Đảng bộ và chính quyền; tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân trên địa bàn về chủ trương, sự cần thiết thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh để tạo đột phá, động lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng trong thời đại mới; qua đó tạo sự đồng thuận cao trong Đảng bộ, chính quyền và nhân nhân trên địa bàn khi thực hiện sắp xếp.

Như vậy, việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh; là thực sự cần thiết, đảm bảo phù hợp với các tiêu chí về tiêu chuẩn, lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị và quốc phòng, an ninh; đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và thẩm quyền, trình tự, thủ tục đúng theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kế hoạch của Chính phủ. Việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên gắn liền với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các ĐVHC nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững trong giai đoạn mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất; tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển của toàn vùng, gắn kết chặt chẽ với đảm bảo chủ quyền, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình tuy bước đầu có làm xáo trộn cuộc sống của người dân nhưng với truyền thống đoàn kết dân tộc, lịch sử, văn hóa của địa phương nên đời sống của người dân sẽ sớm ổn định và tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ mới.

Phần II

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG

TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

1. Tỉnh Hưng Yên

1.1. Giai đoạn 1945 - 1975

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hưng Yên vẫn là một đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc Ủy ban hành chính Bắc Bộ. Ngày 15/8/1946, Ủy ban Hành chính Bắc Bộ ra Nghị định số 1216 về việc thành lập thị xã Hưng Yên trên cơ sở 2 khu phố: Đầu Lĩnh, Đằng Châu.

Để phù hợp với điều kiện mới, ngày 6/6/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng ban hành Nghị định số 79-NV-QP/NgĐ chỉ rõ về phương diện kháng chiến và hành chính, huyện Văn Giang trước thuộc tỉnh Bắc Ninh - Khu XII, nay thuộc Khu III. Huyện Văn Lâm trước thuộc tỉnh Hưng Yên - Khu III, nay thuộc Khu XII. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, ngày 20/10/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng ban hành Nghị định số 167-NV-QP/NgĐ quy định huyện Văn Lâm trước thuộc quyền của Ủy ban kháng chiến Khu XII nay sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên - Khu III.

Ngày 28/11/1948, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 263-SL sáp nhập huyện Gia Lâm (kể cả xã Ngọc Thụy) thuộc tỉnh Bắc Ninh vào tỉnh Hưng Yên. Do yêu cầu trong tình hình mới, ngày 17/11/1949, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 127/SL đưa toàn bộ huyện Gia Lâm và xã Ngọc Thụy trở lại tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh Hưng Yên lúc bấy giờ có 10 huyện, thị xã (Hưng Yên, Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ) và 117 xã.

Ngày 26/01/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cng hòa ban hành Quyết định số 504-QĐ/TVQH về việc sắp xếp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng.

1.2. Giai đoạn 1975 - 1997

Sau năm 1975, thị xã Hưng Yên là thị xã thứ hai của tỉnh Hải Hưng (sau thị xã Hải Dương), với 03 ĐVHC cấp xã gồm 02 phường (Lê Lợi, Minh Khai) và 01 xã (Hồng Châu).

Ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 58-CP về việc sắp xếp một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng. Theo đó, sắp xếp huyện Văn Giang và huyện Yên Mỹ thành huyện Văn Yên; sắp xếp huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ; sắp xếp huyện Tiên Lữ và huyện Phù Cừ thành huyện Phù Tiên.

Ngày 24/02/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 70-CP về việc sắp xếp và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng. Theo đó, sắp xếp huyện Kim Động và huyện Ân Thi thành huyện Kim Thi; sắp xếp huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn; sắp xếp phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang.

Ngày 04/01/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 02-HĐBT về việc mở rộng thị xã Hưng Yên, tỉnh Hải Hưng. Theo đó, mở rộng thị xã Hưng Yên gồm các xã, thôn: xã Lam Sơn và xã Hiến Nam của huyện Kim Thi (nay là 02 huyện Kim Động và Ân Thi); thôn Phương Độ của xã Hồng Nam, các thôn Nam Tiến, Mậu Dương (trừ xóm Châu Dương) của xã Quảng Châu thuộc huyện Phù Tiên (nay là 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ) vào thị xã Hưng Yên.

Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 56-CP về việc thành lập thị trấn Yên Mỹ thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trai Trang cũ.

Ngày 07/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 57-CP về việc thành lập thị trấn thuộc huyện Kim Môn và huyện Phù Tiên thuộc tỉnh Hải Hưng. Theo đó, thành lập thị trấn Vương - thị trấn huyện lỵ của huyện Phù Tiên trên cơ sở một phần của xã Ngô Quyền và một phần của xã Dị Chế.

Ngày 27/01/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP về việc chia các huyện Tứ Lộc, Ninh Thanh, Kim Thi thuộc tỉnh Hải Hưng. Theo đó, chia huyện Kim Thi thành hai huyện Kim Động và Ân Thi.

Ngày 23/3/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 17-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ thuộc các huyện Ân Thi, Thanh Miện, tỉnh Hải Hưng. Theo đó, thành lập thị trấn Ân Thi thuộc huyện Ân Thi trên cơ sở xã Thổ Hoàng và 4,43 ha diện tích tự nhiên với 250 nhân khẩu của xã Đặng Lễ; 4,76 ha diện tích tự nhiên với 520 nhân khẩu của xã Hoàng Hoa Thám; 4,45 ha diện tích tự nhiên với 230 nhân khẩu của xã Quảng Lăng.

Ngày 06/11/1996, Quốc hội khóa IX ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Hải Hưng thành 02 tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên. Lúc bấy giờ, tỉnh Hưng Yên có 06 đơn vị hành chính, bao gồm thị xã Hưng Yên và 05 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.

1.3. Giai đoạn 1997 - 2018

Ngày 24/02/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 17-CP về việc chia huyện Phù Tiên, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Theo đó, chia huyện Phù Tiên thành huyện Phù Cừ và huyện Tiên Lữ; thành lập các phường thuộc thị xã Hưng Yên, bao gồm: thành lập phường Quang Trung trên cơ sở 48,28 ha diện tích tự nhiên và 7.959 nhân khẩu của phường Lê Lợi; thành lập phường Hiến Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hiến Nam, với 721,5 ha diện tích tự nhiên và 12.486 nhân khẩu; thành lập phường Hồng Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hồng Châu, với 383,6 ha diện tích tự nhiên và 5.200 nhân khẩu; thành lập phường Lam Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Lam Sơn, với 752,9 ha diện tích tự nhiên và 6.515 nhân khẩu.

Ngày 24/9/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 102-CP về việc thành lập thị trấn Khoái Châu thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Kim Ngưu và 10,13 ha diện tích tự nhiên của xã An Vĩ.

Ngày 24/7/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo đó, chia huyện Châu Giang thành 02 huyện Khoái Châu và Văn Giang; chia huyện Mỹ Văn thành 03 huyện Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ.

Ngày 22/9/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Theo đó, thành lập thị trấn Trần Cao trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Trần Cao.

Ngày 22/3/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2002/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Lương Bằng - thị trấn huyện lỵ của huyện Kim Động trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Lương Bằng cũ.

Ngày 23/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã, thành lập phường và điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Theo đó:

- Điều chỉnh toàn bộ: 541,12 ha diện tích tự nhiên với 8.913 nhân khẩu của xã Trung Nghĩa; 534 ha diện tích tự nhiên với 6.676 nhân khẩu của xã Liên Phương; 362 ha diện tích tự nhiên với 4.034 nhân khẩu của xã Hồng Nam và 830,30 ha diện tích tự nhiên với 7.540 nhân khẩu của xã Quảng Châu thuộc huyện Tiên Lữ; toàn bộ 397,82 ha diện tích tự nhiên và 5.692 nhân khẩu của xã Bảo Khê thuộc huyện Kim Động về thị xã Hưng Yên quản lý.

- Thành lập phường An Tảo trên cơ sở 322,56 ha diện tích tự nhiên và 8.444 nhân khẩu của phường Hiến Nam.

- Điều chỉnh 48,76 ha diện tích tự nhiên và 1.565 nhân khẩu của phường Hiến Nam về phường Lê Lợi quản lý.

- Điều chỉnh 1,40 ha diện tích tự nhiên và 240 nhân khẩu của phường Lê Lợi về phường Hiến Nam quản lý.

- Điều chỉnh 9,48 ha diện tích tự nhiên và 15 nhân khẩu của phường Lam Sơn về phường Hiến Nam quản lý.

- Điều chỉnh 0,46 ha diện tích tự nhiên và 40 nhân khẩu của phường Lê Lợi về phường Quang Trung quản lý.

- Điều chỉnh 1,0 ha diện tích tự nhiên và 120 nhân khẩu của phường Hồng Châu về phường Quang Trung quản lý.

- Điều chỉnh 166,39 ha diện tích tự nhiên và 1.850 nhân khẩu của phường Hồng Châu về phường Minh Khai quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Hưng Yên có 4.680,36 ha diện tích tự nhiên và 76.409 nhân khẩu, với 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 07 phường: Hiến Nam, Lam Sơn, Lê Lợi, Quang Trung, Minh Khai, Hồng Châu, An Tảo và 05 xã: Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Bảo Khê.

Ngày 19/01/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên.

Thành phố Hưng Yên có 4.685,51 ha diện tích tự nhiên và 121.486 nhân khẩu với 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 07 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Minh Khai, Lam Sơn, Hiến Nam, An Tảo, Hồng Châu và 05 xã: Quảng Châu, Hồng Nam, Liên Phương, Trung Nghĩa, Bảo Khê.

Ngày 06/8/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Kim Động, Tiên Lữ để mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Theo đó, điều chỉnh 1.188,92 ha diện tích tự nhiên với 10.740 nhân khẩu của huyện Kim Động (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 02 xã: Hùng Cường, Phú Cường) và 1.455 ha diện tích tự nhiên với 15.049 nhân khẩu của huyện Tiên Lữ (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 03 xã: Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng) về thành phố Hưng Yên quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hưng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu, với 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 07 phường: An Tảo, Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Phú Cường, Hùng Cường, Phương Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hưng và tồn tại cho đến ngày nay.

1.4. Giai đoạn từ năm 2019 đến 2023

Ngày 13/3/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết số 656/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên và 07 phường thuộc thị xã Mỹ Hào.

Giai đoạn đoạn 2019-2023, tỉnh Hưng Yên không thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

1.5. Giai đoạn từ năm 2023-2025

Tỉnh Hưng Yên hoàn thành tham mưu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 thông qua việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025. Theo đó, tỉnh Hưng Yên thực hiện sắp xếp 43 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh để hình thành 21 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 22 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 21 xã và 01 phường); từ 161 đơn vị (gồm 139 xã, 14 phường và 08 thị trấn) xuống còn 139 (gồm 118 xã, 13 phường, 08 thị trấn).

2. Tỉnh Thái Bình

2.1. Giai đoạn 1945 - 1975

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngày 25/3/1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận. Cấp trên cấp xã và cấp dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là cấp huyện theo Sắc lệnh số 148-SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo đó các phủ Thái Ninh, Kiến Xương, Tiên Hưng thuộc tỉnh Thái Bình đều gọi là huyện.

Tháng 3/1949 để giải quyết những bất hợp lý về địa giới các huyện không thuận tiện cho việc hành chính của Nhà nước và việc đi lại giao dịch của Nhân dân, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Thái Bình đã điều chỉnh lại địa giới một số huyện: Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Kiến Xương, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thư Trì, Thụy Anh, Tiên Hưng, Vũ Tiên.

Toàn tỉnh lúc này có 12 huyện với 159 xã, cụ thể: huyện Vũ Tiên thành lập 15 xã, huyện Thư Trì thành lập 16 xã, huyện Kiến Xương thành lập 19 xã, huyện Tiền Hải thành lập 15 xã, huyện Duyên Hà thành lập 12 xã, huyện Hưng Nhân thành lập 09 xã, huyện Tiên Hưng thành lập 15 xã, huyện Đông Quan thành lập 13 xã, huyện Thái Ninh thành lập 12 xã, huyện Thụy Anh thành lập 13 xã, huyện Quỳnh Côi thành lập 12 xã, huyện Phụ Dực thành lập 08 xã và 01 thị xã Thái Bình có 03 xã. Số lượng huyện, thị của tỉnh không thay đổi cho đến sau ngày Thái Bình được giải phóng (ngày 01/7/1954).

Ngày 02/12/1955, sửa đổi địa giới giữa các huyện Đông Quan, Tiên Hưng, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thụy Anh, Tiền Hải và Thái Ninh theo Nghị định số 625-TTg ngày 02/12/1955 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ 1955-1956 tỉnh Thái Bình thành lập lại các đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: thị xã Thái Bình gồm 3 tiểu khu, huyện Vũ Tiên thành lập 28 xã mới, huyện Thư Trì thành lập 28 xã mới, huyện Kiến Xương thành lập 32 xã mới, huyện Tiền Hải thành lập 26 mới, huyện Duyên Hà thành lập 19 xã mới, huyện Hưng Nhân thành lập 19 xã mới, huyện Tiên Hưng thành lập 27 xã mới, huyện Đông Quan thành lập 28 xã mới, huyện Thái Ninh thành lập 22 xã mới, huyện Thụy Anh thành lập 26 xã mới, huyện Quỳnh Côi thành lập 22 xã mới và 01 thị trấn, huyện Phụ Dực thành lập 18 xã mới.

Ngày 28/2/1958, sửa đổi lại địa giới giữa các huyện Quỳnh Côi, Phụ Dực và Thụy Anh thuộc tỉnh Thái Bình theo Nghị định số 129-TTg ngày 28/02/1958 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, sáp nhập xã Thụy Tiên thuộc huyện Thụy Anh vào huyện Phụ Dực và đổi tên là Đông Tiến; sáp nhập hai xã An Ký và An Thọ thuộc huyện Phụ Dực vào huyện Quỳnh Côi và đổi tên xã An Ký thành xã Quỳnh Minh, xã An Thọ thành Quỳnh Thọ.

Ngày 12/7/1958 điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Kiến Xương và huyện Vũ Tiên theo Quyết định số 63/TCCB ngày 12/7/1958 của Ủy ban hành chính Khu Tả Ngạn.

Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 53-CP mở rộng thị xã Thái Bình. Theo đó sáp nhập các thôn Kỳ Bá, An Tập, Đồng Lôi thuộc xã Vũ Lãm (huyện Vũ Tiên) và thôn Bồ Xuyên thuộc xã Tiền Phong (huyện Thư Trì) vào thị xã Thái Bình.

Ngày 8/5/1963 sắp xếp, giải thể, sáp nhập các xã, thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo Quyết định số 71-NV ngày 8/5/1963 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ngày 31/7/1968 thành lập xã Thụy Tân thuộc huyện Thái Thụy theo Quyết định số 383-NV ngày 31/7/1968 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ngày 17/6/1969, Hội đồng Chính phủ  ban hành Quyết định số 93-CP về việc sắp xếp và điều chỉnh địa giới các huyện thuộc tỉnh Thái Bình: Sắp xếp hai huyện: 1) Quỳnh Côi và Phụ Dực thành huyện Quỳnh Phụ; 2) Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà; 3) Ðông Quan và Tiên Hưng thành huyện Ðông Hưng; 4) Thái Ninh và Thụy Anh thành huyện Thái Thụy; 5) Vũ Tiên và Thư Trì thành huyện Vũ Thư; sáp nhập 13 xã thuộc huyện Vũ Tiên vào huyện Kiến Xương; 05 xã thuộc huyện Tiên Hưng về huyện Hưng Hà. Từ đây, Thái Bình còn 07 huyện và 01 thị xã.

Ngày 10/9/1969, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 428-NV  theo đó cắt 05 xã Bắc Hải, Phương Công, Vân Trường, Vũ Lăng, An Ninh thuộc huyện Kiến Xương đưa sang huyện Tiền Hải.

2.2. Giai đoạn 1975 - 1997

Ngày 05/9/1975, thành lập xã Hồng Quỳnh thuộc huyện Thái Thụy, xã Nam Cường thuộc huyện Tiền Hải theo Quyết định số 234-BT của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.

Ngày 18/12/1976 sắp xếp và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Tiền Hải và Hưng Hà theo Quyết định số 1507-TCCP ngày 18/12/1976 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng.

Ngày 23/02/1977, sắp xếp và điều chỉnh địa giới hành chính  một số xã huyện Hưng Hà, cụ thể: Sắp xếp xã Minh Hồng và Hồng Phong thành một xã lấy tên là xã Hồng Minh; Sắp xếp xã Tiến Dũng và xã Hoàng Đức thành xã Tiến Đức; Sắp xếp xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ; Sắp xếp xã Tam Điệp và Điệp Nông thành xã Điệp Nông; Sắp xếp xã Lam Sơn và xã Trần Phú thành xã Phú Sơn; Sắp xếp xã Hòa Bình và Chi Lăng thành xã Bình Lăng theo Quyết định số 618-VP18 ngày 23/02/1977 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng.

Năm 1981, thị xã Thái Bình sắp xếp các khu phố và thành lập 05 phường gồm: Lê Hồng Phong, Đề Thám, Quang Trung, Bồ Xuyên, Kỳ Bá.

Ngày 05/4/1982 thành lập hai xã và đổi tên một xã thuộc huyện Vũ Thư theo Quyết định số 63-HĐBT ngày 5/4/1982 của Hội đồng Bộ trưởng: Thành lập xã Tân Bình, xã Trần Lãm và đổi tên xã Chính Lãm thành xã Vũ Chính.

Trong tháng 4/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định thành lập hai xã và đổi tên một số xã thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; mở rộng thị xã Thái Bình trên cơ sở sáp nhập vào thị xã các xã Tiền Phong, Trần Lãm của huyện Vũ Thư cùng tỉnh.

Từ tháng 02/1986 đến tháng 12/1986: Thực hiện các Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về sáp nhập các xã Đông Hòa, Hoàng Diệu của huyện Đông Hưng; Vũ Phúc, Vũ Chính, Phú Xuân của huyện Vũ Thư vào thị xã Thái Bình 02 xã của huyện Đông Hưng, 03 xã của huyện Vũ Thư; điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Thái Thụy; thành lập thị trấn Đông Hưng; Chia một số xã và thành lập một số thị trấn thuộc các huyện: Tiền Hải, Vũ Thư.

Ngày 8/6/1988, thành lập thị trấn Kiến Xương theo Quyết định 102-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách xóm Quang Trung và xóm Tân Tiến của xã Tán Thuật thuộc huyện Kiến Xương.

Ngày 13/01/1989, chia xã Hồng Lý thuộc huyện Vũ Thư thành hai xã Hồng Lý và Đồng Thanh theo Quyết định số 04-HĐBT ngày 13/01/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 21/6/1989, thành lập thêm phường Phú Khánh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của 02 xã Phú Xuân và Vũ Phúc; Thành lập thị trấn Hưng Hà của huyện Hưng Hà trên cơ sở giải thể xã An Đồng của huyện Hưng Hà. Thị trấn Hưng Hà có 535 ha diện tích tự nhiên với 7600 nhân khẩu theo Quyết định số 72-HĐBT ngày 21/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 26/12/1990, hoạch định lại địa giới thị trấn Quỳnh Côi thuộc huyện Quỳnh Phụ theo Quyết định số 580/TCCP ngày 26/12/1990 của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ.

2.3. Giai đoạn 1997 - 2018

Đến ngày 01/4/2022, thành lập phường và thị trấn thuộc thị xã Thái Bình và huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình theo Nghị định số 45/2002/NĐ-CP ngày 12/4/2002 của Chính phủ.

Ngày 18/4/2003, thị xã Thái Bình được công nhận là đô thị loại III.

Ngày 29/4/2004, thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Thái Bình. Thành phố Thái Bình có 4.330 ha diện tích tự nhiên và 143.925 nhân khẩu và 13 đơn vị hành chính theo Nghị định số 117/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 của Chính phủ.

Ngày 16/5/2005, thành lập thị trấn thuộc các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà và chia xã Bình Lăng thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo Nghị định số 61/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ.

Đến ngày 13/12/2007, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư để mở rộng thành phố Thái Bình; điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã; thành lập phường thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình theo Nghị định số 181/2007/NĐ-CP ngày 13/12/2007 của Chính phủ.

2.4. Từ năm 2019 đến năm 2023

Trong giai đoạn 2019-2021, thực hiện Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 ngày 11/02/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, toàn tỉnh đã sắp xếp 47 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 21 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 05 huyện: Thái Thụy, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng, Quỳnh Phụ:

2.4.1. Huyện Thái Thụy: Thành lập xã Hồng Dũng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số xã Thụy Hồng, xã Thụy Dũng và xã Hồng Quỳnh. Thành lập xã Dương Hồng Thủy trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thái Dương, xã Thái Hồng và xã Thái Thủy. Thành lập xã Dương Phúc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thụy Phúc và xã Thụy Dương. Thành lập xã An Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thụy Tân và xã Thụy An. Thành lập xã Sơn Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thái Hà và xã Thái Sơn. Thành lập xã Thuần Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thái Thành và xã Thái Thuần. Thành lập xã Tân Học trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thái Học và xã Thái Tân. Thành lập xã Hòa An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thái An và xã Thái Hòa. Thành lập thị trấn Diêm Điền trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thụy Lương, xã Thụy Hà và thị trấn Diêm Điền.

Sau khi thực hiện sắp xếp, huyện Thái Thụy còn 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 35 xã và 01 thị trấn.

2.4.2. Huyện Kiến Xương: Thành lập thị trấn Kiến Xương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số xã An Bồi và thị trấn Thanh Nê. Thành lập xã Minh Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Minh Hưng và xã Quang Hưng. Thành lập xã Lê Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quyết Tiến và xã Lê Lợi. Thành lập xã Tây Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vũ Sơn và xã Vũ Tây.

Sau khi thực hiện sắp xếp, huyện Kiến Xương còn 33 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 32 xã và 01 thị trấn.

2.4.3. Huyện Tiền Hải: Thành lập xã Đông Trà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đông Hải và xã Đông Trà. Thành lập thị trấn Tiền Hải trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tây An, xã Tây Sơn và thị trấn Tiền Hải.

Sau khi thực hiện sắp xếp, huyện Tiền Hải còn 32 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 31 xã và 01 thị trấn.

2.4.4. Huyện Đông Hưng: Thành lập xã Đông Quan trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đông Phong, xã Đông Huy và xã Đông Lĩnh. Thành lập xã Hồng Bạch trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bạch Đằng và xã Hồng Châu. Thành lập xã Liên Hoa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hoa Nam và xã Hoa Lư. Thành lập xã Minh Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Minh Châu và xã Đồng Phú. Thành lập xã Hà Giang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đông Giang và xã Đông Hà.

Sau khi thực hiện sắp xếp, huyện Đông Hưng còn 38 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 37 xã và 01 thị trấn

2.4.5. Huyện Quỳnh Phụ: Thành lập xã Châu Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quỳnh Châu và xã Quỳnh Sơn.

Sau khi thực hiện sắp xếp, huyện Quỳnh Phụ còn 37 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 35 xã và 02 thị trấn.

* Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021, tỉnh Thái Bình có 260 xã, phường, thị trấn (10 phường, 09 thị trấn và 241 xã); giảm 26 đơn vị hành chính cấp xã.

2.5. Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025

Trong giai đoạn 2023-2024, thực hiện Nghị quyết số1201/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 - 2025, toàn tỉnh Thái Bình đã sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 10 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 05 huyện: Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Kiến Xương, Tiền Hải, Hưng Hà, cụ thể như sau:

2.5.1. Huyện Đông Hưng:

a) Thành lập xã Liên An Đô trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đô Lương, xã An Châu và xã Liên Giang.

b) Thành lập xã Phong Dương Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Chương Dương, xã Hợp Tiến và xã Phong Châu.

c) Thành lập xã Xuân Quang Động trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đông Quang, xã Đông Xuân và xã Đông Động.

Sau khi sắp xếp, huyện Đông Hưng có 32 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 31 xã và 01 thị trấn.

2.5.2. Huyện Quỳnh Phụ

Thành lập xã Trang Bảo Xá trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Quỳnh Bảo, xã Quỳnh Trang và xã Quỳnh Xá.

Sau khi sắp xếp, huyện Quỳnh Phụ có 35 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 xã và 02 thị trấn.

2.5.3. Huyện Kiến Xương

a) Thành lập xã Thống Nhất trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đình Phùng, xã Nam Cao và xã Thượng Hiền.

b) Thành lập xã Hồng Vũ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vũ Bình, xã Vũ Hòa và xã Vũ Thắng.

Sau khi sắp xếp, huyện Kiến Xương có 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 28 xã và 01 thị trấn.

2.5.4. Huyện Tiền Hải

a) Thành lập xã Đông Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đông Trung, xã Đông Quý và xã Đông Phong.

b) Thành lập xã Ái Quốc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tây Phong và xã Tây Tiến.

c) Thành lập xã Nam Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nam Thanh và xã Nam Thắng.

Sau khi sắp xếp, huyện Tiền Hải có 28 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 27 xã và 01 thị trấn.

2.5.5. Huyện Hưng Hà

Thành lập xã Quang Trung trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Dân Chủ, xã Điệp Nông và xã Hùng Dũng.

Sau khi sắp xếp, huyện Hưng Hà có 33 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 31 xã và 02 thị trấn.

* Số lượng ĐVHC các cấp đến thời điểm hiện tại: Tỉnh Thái Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 07 huyện và 01 thành phố); 242 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 223 xã, 10 phường và 09 thị trấn).

II. HIỆN TRẠNG TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

1. Tỉnh Hưng Yên

1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng. Có địa giới hành chính cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;

- Phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam;

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.

1.2. Diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số ĐVHC trực thuộc

a) Diện tích: 930,20 km2.

b) Quy mô dân số: 1.474.894 người.

c) Số ĐVHC trực thuộc: Tỉnh Hưng Yên hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã, 08 huyện) và 139 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 118 xã, 13 phường, 08 thị trấn).

1.3. Chức năng, vai trò

Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 10/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, xác định mục tiêu: Đến năm 2030, tỉnh Hưng Yên cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I, có 05 thành phố: Hưng Yên, Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm và Yên Mỹ; 03 thị xã: Khoái Châu, Kim Động và Ân Thi; 02 huyện: Tiên Lữ và Phù Cừ. Đến năm 2037, tỉnh Hưng Yên đạt tiêu chí đô thị loại I, cơ bản đáp ứng tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2050, Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 08 quận: Phố Hiến, Văn Giang, Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Kim Động, Khoái Châu và Ân Thi; 02 thị xã: Tiên Lữ và Phù Cừ. Tỉnh đã định hướng rõ quy hoạch xây dựng vùng lõi, không gian đô thị xanh của tỉnh tại các địa phương bao gồm: thành phố Hưng Yên, huyện Kim Động, huyện Khoái Châu, huyện Văn Giang dọc theo Dự án tuyến đường kết nối di sản văn hóa, du lịch phát triển dọc sông Hồng và gắn với triển khai Dự án xây dựng, phục dựng Phố Hiến cổ. Đồng thời, định hướng rõ việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn trong giai đoạn 2023 - 2030 theo quy định, gắn với quy hoạch, các điều kiện đặc thù nhằm tránh xáo trộn quá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, đời sống nhân dân và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện mục tiêu đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đang tổ chức rà soát, triển khai lập, điều chỉnh, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch đơn vị hành chính đô thị theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lộ trình phát triển đô thị phù hợp với tốc độ đô thị hóa hiện đang ở mức cao của tỉnh, chú trọng tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội theo đúng định hướng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

Năm 2024 thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược gay gắt, xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông và căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên. Cùng với đó, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Kinh tế toàn cầu năm 2024 có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023 nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng mở ra không ít cơ hội. Chính sách tài chính, tiền tệ nhìn chung vẫn thắt chặt ở nhiều quốc gia, tạo áp lực lên chi phí vay và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế. Mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn cao hơn mục tiêu tại nhiều quốc gia. Mâu thuẫn giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ - Trung Quốc tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường toàn cầu.

Kinh tế trong nước năm 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức như: thị trường bất động sản chưa được hồi phục làm giảm khả năng hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng; giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, vận tải, logictis tạo áp lực lên kiểm soát lạm phát. Với quyết tâm chỉ đạo xuyên suốt của chính phủ, nhiều giải pháp đã được tích cực triển khai thực hiện như: giảm mặt bằng lãi suất cho vay; ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; chính sách tiền tệ mở rộng, giảm và duy trì lãi suất ở mức thấp; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất; gia hạn visa cho khách du lịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện… Với tinh thần năng động, linh hoạt, chủ động vượt khó đã giúp nền kinh tế nước ta năm 2024 duy trì tăng trưởng tốt ở tất cả lĩnh vực: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%, thị trường tiền tệ và tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất giảm; du lịch phát triển mạnh, xuất nhập khẩu tăng cao; đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực… là động lực quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong tỉnh với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đồng bộ triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TU ngày 22/12/2023 của Tỉnh uỷ về phương hướng nhiệm vụ năm 2024; Nghị quyết số 181/NQ-HĐND ngày 28/12/2023 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2024, tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định và được nâng lên. Điểm sáng của kinh tế năm 2024 là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng tốt, dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt mức tăng khá cao, bên cạnh đó các khoản thu ngân sách nhà nước cũng tăng hơn 16%,... Cụ thể từng lĩnh vực như sau:

a) Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 tăng 7,7% (kế hoạch tăng 7,5%-8%). Động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là từ khu vực công nghiệp và xây dựng với mức tăng 11,07%, đóng góp 6,43 điểm phần trăm; khu vực thương mại và dịch vụ tăng 2,96%, đóng góp 0,82 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,60%, đóng góp 0,58 điểm phần trăm. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,63%, kéo tăng trưởng kinh tế của tỉnh thấp đi 0,13 điểm phần trăm.

Về cơ cấu kinh tế (cơ cấu GRDP theo giá hiện hành): Công nghiệp, xây dựng chiếm 62,65%; Dịch vụ chiếm 24,85%; Nông nghiệp, thủy sản chiếm 6,72%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,78% (năm 2023 tương ứng: 62,1% - 25,1% - 6,9% -5,9%).

b) Thu - chi ngân sách

Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 40.114 tỷ đồng, đạt 122,2% so với dự toán, tăng 23,6% so với cùng kỳ; Tổng chi ngân sách ước 26.624,627 tỷ đồng.

c) Đầu tư xây dựng

- Đầu tư:

Công tác huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 75.630 tỷ đồng, tăng 10,65% so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra (KH 70.000 tỷ đồng). Trong đó, vốn nhà nước khoảng 19.382 tỷ đồng, chiếm 25,6%, tăng 14,6%; vốn ngoài nhà nước 45.484 tỷ đồng, chiếm 60,1%, tăng 1,36%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10.736 tỷ đồng, chiếm 14,23%, tăng 63,9% so với cùng kỳ.

Trong năm 2024, tỉnh đã luôn đồng hành, sát cánh cùng nhà đầu tư, lắng nghe và trân trọng ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, các hiệp hội đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên sự gắn kết, tin tưởng của các nhà đầu tư. Luôn quan tâm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân trong vùng dự án; xác định công tác đền bù, tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi để người dân sinh sống và làm việc là yếu tố then chốt. Nhờ đó trong năm 2024, toàn tỉnh thu hút được 180 dự án đầu tư mới (tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023) với tổng vốn đầu tư của các dự án đầu tư mới và dự án điều chỉnh tăng vốn là 61.854 tỷ đồng và 1.504,86 triệu USD (tổng tương đương với 3,938 tỷ USD, tăng 135,1 % so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó: có 109 dự án trong nước (tăng 147,7 % so với cùng kỳ năm 2023) và 71 dự án nước ngoài (tăng 26,8 % so với cùng kỳ năm 2023); vốn đầu tư đăng ký đạt 43.227 tỷ đồng (tăng 259,6 % so với cùng kỳ năm 2023) và 1.400,9 triệu USD (tăng 89,3 % so với cùng kỳ năm 2023); điều chỉnh tăng vốn cho 129 dự án (85 dự án trong nước và 44 dự án nước ngoài) với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm là 18.627 tỷ đồng và 103,96 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.371 dự án còn hiệu lực (1.755 dự án trong nước, 616 dự án nước ngoài), tổng vốn đăng ký 370.419 tỷ đồng và 8.513 triệu USD.

Tổng kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 22.501 tỷ đồng, bao gồm: Kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao là 20.624 tỷ đồng; Kế hoạch vốn do các cấp tỉnh, huyện, xã giao bổ sung: 1.876,7 tỷ đồng. Kết quả giải ngân năm là 16.141 tỷ đồng đạt 78,3% kế hoạch TTCP giao.

- Xây dựng:

Công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được nghiên cứu lập, thẩm định và phê duyệt phù hợp theo Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các nghị định, thông tư hiện hành, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật… đáp ứng các chỉ tiêu cơ bản về dân số, sử dựng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Công tác cấp giấy phép xây dựng đã thực hiện đảm bảo đúng quy trình, thời hạn giải quyết đảm bảo theo quy định; mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức được nâng lên. Kịp thời hướng dẫn những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng của các địa phương trong địa bàn tỉnh. Công tác phối hợp với Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.

Hoạt động xây dựng tiếp tục duy trì tăng trưởng khá nhờ hoạt động xây dựng nhà các loại tăng khá, trong đó tăng chủ yếu từ khu đô thị Vinhomes Ocean Park Hưng Yên, dự án Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark). Chất lượng nhà ở toàn tỉnh đạt mức cao với tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 99,96% tổng số nhà ở.

Công tác quản lý kiến trúc - quy hoạch được chú trọng. Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỉnh đã phê duyệt: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Bô Thời - Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 10 Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị, 02 đồ án quy hoạch phân khu đô thị; 08 nhiệm vụ và 10 đồ án quy hoạch (điều chỉnh quy hoạch) chi tiết đô thị, dự án đầu tư xây dựng; 08 nhiệm vụ và 05 đồ án quy hoạch (điều chỉnh quy hoạch) khu, cụm công nghiệp; quy hoạch (điều chỉnh quy hoạch); 10 dự án sản xuất công nghiệp.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 46% (KH 46%); tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 92% (KH 92%); Tỷ lệ chiều dài tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng 67%; Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 29,15m2 sàn/người.

d) Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Trong năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nên số doanh nghiệp ngưng hoạt động và giải thể tăng cao và số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với năm trước. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 1.860 doanh nghiệp, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023 với tổng số vốn đăng ký mới đạt 32.934,7 tỷ đồng. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 356 doanh nghiệp, tăng 9,2% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 790 doanh nghiệp, tăng 18,4% so với cùng kỳ và số doanh nghiệp đã giải thể là 210 doanh nghiệp, tăng 6,5%. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 18.346 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký đạt 236.886 tỷ đồng.

đ) Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:

* Nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp chịu tác động nhiều bởi thời tiết, đặc biệt siêu bão Yagi đã ảnh hưởng lớn, dẫn tới giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,62% (KH tăng 2%). Tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt 48.976 ha, đạt 100,9% kế hoạch giao (KH: 48.044 ha), giảm 2,6% so với năm 2023, lúa chất lượng cao chiếm khoảng 71% diện tích, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao (MT: 71%). Diện tích cây ăn quả năm 2024 ước đạt khoảng 14.752 ha, đạt 100,4% kế hoạch (MT: 14.702 ha); trong đó nhãn khoảng 5.000 ha, sản lượng tương đương năm 2023. Hoạt động chăn nuôi trên địa bản tỉnh Hưng Yên cơ bản ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa bão nên tổng đàn 5 một số con suy giảm: đàn trâu giảm 4,48%; đàn bò tăng 1,36%; đàn lợn tăng 0,14%; đàn gia cầm giảm 2,39%.

Công tác thủy lợi, quản lý đê điều và phòng chống lụt bão được tăng cường đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Kinh tế hợp tác phát triển, đa dạng về hình thức và quy mô. Tính đến hết tháng 9/2024, toàn tỉnh có 398 HTX nông nghiệp (tăng 08 HTX so với năm 2023 đạt 80% chỉ tiêu giao); đánh giá, xếp loại 29 sản phẩm OCOP 3 sao; duy trì 199 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống nông dân.

* Thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm 4,02% so với cùng kỳ năm 2023 do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa, lũ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 51.838 tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

* Xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả. Dự kiến cả năm 2024: có thêm 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có thêm 10-15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đưa tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lên trên 30%; huyện Văn Giang đạt huyện nông thôn mới nâng cao.

e) Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2024 có nhiều thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,25%, (kế hoạch tăng 8,5%), đây là mức tăng cao trong vòng 5 năm trở lại đây, cho thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh đang có sự phục hồi và phát triển. Trong đó: ngành chế biến, chế tạo tăng 10,21%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý nước thải, rác thải tăng 9,87%. Đặc biệt hai ngành có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp là sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn và sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp được tăng cường. Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp được chú trọng. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Thổ Hoàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Đến nay toàn tỉnh có 10 khu công nghiệp đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp cơ bản đồng bộ. Trong năm đã giải phóng mặt bằng được khoảng 40 ha, xây dựng hạ tầng KCN được khoảng 450 ha, bằng 180% so với kế hoạch đã giao (250 ha), cho thuê khoảng 221 ha. Trên địa bàn tỉnh có 24 cụm công nghiệp được UBND tỉnh quyết định thành lập với tổng diện tích là 1.148,97 ha. Năm 2024 có thêm 04 CCN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nâng tổng số CCN đã được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa lên 18 CCN; 16 CCN đang thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng; Có 07 CCN đã san lấp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nâng tổng số CCN đã san lấp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 11 CCN) với tổng diện tích khoảng 320,47ha. Có 07 dự án đầu tự hạ tầng kỹ thuật đồng bộ CCN được đưa vào danh mục các công trình trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Tính đến thời điểm báo cáo đã có: 06/07 CCN được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 416,28 ha; 05/07 CCN đang triển khai thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng với diện tích đã được đền bù, giải phóng mặt bằng là 212,89ha/368,5ha, đạt 57,77%. Tình hình cung ứng điện trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của tỉnh.

g) Thương mại, dịch vụ và du lịch

Khu vực dịch vụ có tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023, nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh tại Hưng Yên - Công ty Cổ phần Vinhomes và Công ty CP Tập đoàn Ecopark ghi nhận doanh thu giảm dẫn tới sự sụt giảm của ngành kinh doanh bất động sản giảm. Bên cạnh đó, một số ngành dịch vụ bị ảnh hưởng do mưa, bão nên có mức tăng trưởng thấp hoặc âm như: vận tải, kho bãi; dịch vụ ăn uống giảm...

Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 3,65% (cùng kỳ năm 2023 tăng 17,44%; kế hoạch tăng 9%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 131.984 tỷ đồng, vượt 36,84% so với kế hoạch năm 2024 (Kế hoạch 95.000 tỷ đồng). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.200 triệu USD đạt 102,86% kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 6.000 triệu USD. Hoạt động quản lý thương mại được quan tâm. Hoạt động thương mại điện tử ở tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến.

Năm 2024, chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) của Hưng Yên đứng thứ 13/58. Thường xuyên đảm bảo cung cầu, lưu thông hàng hoá thông suốt, không xảy ra khan hiếm, tăng giá đột biến các hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, nhất là hàng hoá thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh... đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Tổ chức hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại như: Phiên chợ Vải Hưng Yên năm 2024, Tuần lễ tôn vinh Nhãn lồng Hưng Yên năm 2024; Tuần lễ Nhãn lồng-Nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024 tại Hà Nội...Tổ chức thành công gian hàng của tỉnh tại Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội, được đảm bảo an toàn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. Công tác quản lý di sản văn hóa được tăng cường. Đã lập hồ sơ khoa học trình công nhận cấp quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích Đa Hòa - Dạ Trạch huyện Khoái Châu và xếp hạng cấp quốc gia đối với 02 di tích: Đình Đại Từ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm và Đình - Chùa Đại Hạnh, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ; đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với “Lễ hội đình Quan Xuyên, huyện Khoái Châu” và “Nghệ thuật chèo tỉnh Hưng Yên”.

Hoạt động phát triển du lịch khởi sắc, ước tính trong năm đã đón khoảng 1,5 triệu lượt khách.

h) Một số tình hình xã hội

- Lao động, việc làm, đào tạo nghề và giảm nghèo:

Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,44%; 100% đối tượng khó khăn đột xuất, đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được trợ giúp kịp thời; đào tạo nghề cho gần 67.500 người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%. Tổng số lao động được giải quyết việc làm 34.439 người (đạt 143% kế hoạch năm), trong đó xuất khẩu lao động là 3.450 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 34%. Tỷ lệ bao phủ BHXH là 47% (tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2023); tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 1,8% (giảm 0,12% so với cùng kỳ năm 2023).

- Giáo dục:

Các cấp quản lý giáo dục thực hiện tốt vai trò tham mưu, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục ở địa phương. Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, kỷ cương nền nếp trong các hoạt động giáo dục được tăng cường.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, dự kiến hết năm tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 98,48% (KH 98,48%); số học sinh phổ thông bình quân một lớp cấp tiểu học 35 học sinh (KH 35 học sinh), cấp trung học là 42 học sinh (KH 42 học sinh). Toàn tỉnh có 388/480 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 80,83% (dự kiến đến hết năm 2024 hoàn thành kế hoạch 93,85%); 400/491 trường, trung tâm được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt 81,46%. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 94,02%; trên chuẩn về trình độ đào tạo là 55,2%. Tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 94,32%; trên chuẩn về trình độ đào tạo là 1,1%. Tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 93%; trên chuẩn về trình độ đào tạo là 3%. Tỷ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 100%; trên chuẩn về trình độ đào tạo là 25%. Chất lượng đào tạo được duy trì và nâng cao: Huy động 100% các cháu trong độ tuổi 5 tuổi tới trường; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,83 %; Tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp lớp 9 đạt 99,64%; Tỷ lệ học sinh THPT tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,53%. Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2023-2024 đạt 03 giải Nhất, 10 giải Nhì, 18 giải Ba và 29 giải Khuyến khích, đạt tỉ lệ học sinh tham gia đạt giải là 66,7%. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024 có 02 dự án dự thi và đã đoạt 01 giải Nhì và 01 giải Dự án tiềm năng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học qua internet đạt hiệu quả cao. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên.

- Văn hóa, thể thao:

+ Văn hóa: Trong năm 2024, đã tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị; nhất là tuyên truyền, cổ động phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Các giá trị văn hóa dân tộc, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa tiếp tục được chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác gia đình được quan tâm chỉ đạo, nhấn mạnh vai trò của giáo dục gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam. Năm 2024, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 92,3% (KH 92,3%); tỷ lệ làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa đạt 90,5% (KH 90,5%).

+ Thể dục thể thao: Trong năm 2024, đã tổ chức 28 giải thể thao quần chúng cấp tỉnh. Tỷ lệ tập luyện TDTT thường xuyên 36,5%; số gia đình tập luyện thể dục thể thao 30,5%. Thể thao thành tích cao được quan tâm. Đã tham dự thi đấu 35 giải quốc gia và đạt tổng số 133 huy chương các loại, trong đó có 22 HCV, 33 HCB, 78 HCĐ.

- Thông tin và truyền thông:

Duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên. Hiện đã công bố 1702 thủ tục hành chính thuộc quyền giải quyết của tỉnh lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trên cổng Dịch vụ công của tỉnh đã cung cấp 556 dịch vụ công trực tuyến một phần và 1133 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 110 dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến. Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Hưng Yên đã kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ phục vụ công tác thống kê, báo cáo định kỳ. Hệ thống được kết nối liên thông 4 cấp từ cấp xã đến cấp Trung ương, được tích hợp chứng thư số của cơ quan, chữ ký số của lãnh đạo phục vụ ký số các văn bản, tài liệu đảm bảo tính giá trị pháp lý. An toàn an ninh mạng được đảm bảo.  Kinh tế số được khuyến khích phát triển.

Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP là 9,26 %; sàn thương mại điện tử tỉnh hoạt động ổn định, hiệu quả; 100% các doanh nghiệp đã thực hiện nộp thuế điện tử và hóa đơn điện tử. Về xã hội số: Đang tiến hành cấp chữ ký số công cộng cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh từ lớp 11 trở lên. Các đơn vị, trường học tăng cường triển khai phần mềm truyền thông giáo dục hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành ngành Giáo dục & Đào tạo. Các cơ sở khám chữa bệnh triển khai thực hiện khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ Bảo hiểm y tế bằng giấy. Toàn tỉnh đã có 193/193 cơ sở khám chữa bệnh có khả năng đăng ký khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chip thay thế thẻ Bảo hiểm y tế.

- Y tế, bảo hiểm:

Năm 2024, công tác phòng chống dịch bệnh thực hiện nghiêm túc. Các cơ sở điều trị thực hiện tốt công tác trực cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, không có tai biến trong điều trị. Chỉ tiêu khám, điều trị bình quân ước đạt 100% kế hoạch năm. Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em được thực hiện thường xuyên. Tỷ số giới tính khi sinh ước đạt 120,6 bé trai/100 bé gái (cùng kỳ 128,7/100). Cung ứng đầy đủ và kịp thời các loại vắc xin và vật tư. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thực hiện đúng theo quy định. Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được đảm bảo. Công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm y tế được triển khai theo kế hoạch. Công tác quản lý môi trường y tế được thực hiện nghiêm túc đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan các bệnh nguy hiểm ra cộng đồng. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 94,2%.

i) Quốc phòng, an ninh

- Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn diện; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác huấn luyện, giáo dục quốc phòng an ninh được triển khai theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng, an toàn tuyệt đối. Tuyển chọn và giao đủ công dân nhập ngũ năm 2024 đạt 100% chỉ tiêu. Làm tốt công tác chuẩn bị và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu; diễn tập đảm bảo kế hoạch đề ra; chỉ đạo diễn tập KVPT các huyện Văn Lâm, Phù Cừ, Thành phố Hưng Yên; diễn tập quốc phòng an ninh cho các Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đúng kế hoạch, sát thực tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và VKTB. Công tác bảo quản, bảo dưỡng vũ khí trang bị được thực hiện đúng quy định.

- Công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, kết hợp với mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Kịp thời giải quyết hiệu quả nhiều điểm có tranh chấp, khiếu nại ngay ở cơ sở. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị lớn, quan trọng của đất nước, của địa phương. Các vụ án dư luận quan tâm đều được tập trung điều tra, phá án nhanh. Công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự được củng cố và tăng cường. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai nghiêm túc, hiệu quả.

1.5. Các chính sách đặc thù hiện hưởng: Không.

1.6. Tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị

a) Cấp tỉnh

- Tỉnh ủy:

+ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 42 đồng chí; Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 15 đồng chí. Thường trực Tỉnh ủy có 03 đồng chí, gồm: Bí thư Tỉnh ủy; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trình độ chuyên môn: tiến sĩ có 7/42 đồng chí, chiếm 16,7%; thạc sĩ 21/42 đồng chí, chiếm 50%; đại học 14/42 đồng chí, chiếm 33,3%. Trình độ lý luận chính trị: cao cấp 100 %.

+ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên gồm 06 người (01 đại biểu chuyên trách và 05 đại biểu kiêm nhiệm).

+ Các cơ quan thuộc Tỉnh ủy gồm: 07 cơ quan: Văn phòng, Ban Tổ chức, cơ quan Ủy ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Ban Nội chính, Báo Hưng Yên, Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh. Số biên chế công chức, viên chức hiện có mặt là 312 người, trong đó: công chức 146 người, viên chức 166 người; nam 165 người, nữ 147 người. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 04 người, chiếm 1,3%; thạc sĩ 86 người, chiếm 27,6%; đại học 208 người, chiếm 66,7%; cao đẳng, trung cấp: 13 người, chiếm 4,2%.

Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân,cao cấp 150 người, chiếm 48,1%;trung cấp 59 người, chiếm 18,9%; sơ cấp, chưa qua đào tạo 103 người, chiếm 33%.

+ Tổ chức Đảng: Có 14 tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy, trong đó có 243 Đảng bộ, 448 Chi bộ cơ sở; toàn tỉnh có 72.725 đảng viên (tính đến ngày 01/4/2025).

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh: gồm 06 cơ quan (Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Liên Đoàn Lao động tỉnh,Tỉnh Đoàn Thanh niên). Số biên chế cán bộ, công chức, viên chức hiện có mặt là 147 người, trong đó: công chức 132 người, viên chức 15 người; nam 70 người, nữ 77 người. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 33 người, chiếm 22,4%; đại học 114 người, chiếm 77,6%.

Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân,cao cấp 49 người, chiếm 33,3%;trung cấp 39 người, chiếm 26,5%; sơ cấp, chưa qua đào tạo 59 người, chiếm 40,2%.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Hội đồng nhân dân tỉnh có 43 đại biểu. Thường trực HĐND tỉnh gồm 06 đồng chí gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND tỉnh. HĐND tỉnh có 03 Ban: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội. Đến thời điểm hiện tại, Ban Pháp chế có 07 thành viên gồm Trưởng Ban, 01 Phó Trưởng Ban và 05 Ủy viên; Ban Văn hóa Xã hội và Ban Kinh tế - Ngân sách có 06 thành viên gồm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và 04 Ủy viên (Mỗi Ban giảm 01 thành viên). Trong đó:

Trình độ chuyên môn: tiến sĩ có 01 đại biểu, chiếm 2,3 %; thạc sĩ 26 đại biểu, chiếm 60,5 %; đại học 42 đại biểu, chiếm 97,7%; trung cấp có 01 đại biểu, chiếm 2,3%

Trình độ lý luận chính trị: cử nhân có 02 đại biểu, chiếm 4,6%; cao cấp có 39 đại biểu, chiếm 90,8%; trung cấp 0 đại biểu; sơ cấp 0 đại biểu; chưa qua đào tạo 02 đại biểu, chiếm 4,6%.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh:

* Về bộ máy: Ủy ban nhân dân tỉnh có 15 sở, ban, ngành, 80 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, sở, chi cục trực thuộc.

* Về biên chế: (1) 817 biên chế công chức; 179 lao động hợp đồng làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP (trong đó: 103 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 76 người sử dụng nguồn kinh phí tự chủ (trong định mức khoán chi hoạt động) được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định); (2) 3.547 biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN, 2.849 biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NTSN (trong đó có 354 biên chế tại đơn vị nhóm 3; 2.495 biên chế tại đơn vị nhóm 1, 2), 582 lao động hợp đồng làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP (trong đó: 325 lao động hợp đồng tại đơn vị nhóm 3,4 (cụ thể: 134 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước;191 người sử dụng nguồn kinh phí tự chủ (trong định mức khoán chi hoạt động) được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định; 257 lao động hợp đồng tại đơn vị nhóm 1,2); (3) 54 người làm việc lại Hội cấp tỉnh;  LĐHĐ: 06 người.

Số biên chế công chức, viên chức hiện có mặt là 6.052, trong đó: công chức 772 người, viên chức 5.280 người; nam 2.495 người, nữ 3.557 người; có 16 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: tiến sĩ có 14 người, chiếm 0,2%; thạc sĩ 1.227 người, chiếm 20,3%; đại học 4.236 người, chiếm 70%; cao đẳng 575 người, chiếm 9,5%.

Trình độ lý luận chính trị: cao cấp 493 người, chiếm 8,1%; cử nhân 11 người, chiếm 0,2%; trung cấp 3.780 người, chiếm 62,5%; sơ cấp, chưa qua đào tạo 1.768 người, chiếm 29,2%.

* Hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện: 41 tổ chức hội (trong đó có 12 hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ); 03 quỹ.

b) Cấp huyện

- Tổ chức đảng: Có 10 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện/thị xã/thành phố, trong đó có 194 Đảng bộ cơ sở; 400 chi bộ cơ sở, 1.947 Chi bộ trực thuộc.

- Các cơ quan thuộc cấp ủy cấp huyện gồm: 50 cơ quan: Văn phòng, Ban Tổ chức, cơ quan Ủy ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Trung tâm Chính trị cấp huyện. Số biên chế công chức, viên chức hiện có mặt là 303 người, trong đó: công chức 265 người, viên chức 38 người; nam 162 người, nữ 141 người. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 02 người, chiếm 0,66%; thạc sĩ 97 người, chiếm 32,01%; đại học 204 người, chiếm 67,33%.

Trình độ lý luận chính trị: cử nhân, cao cấp 167 người, chiếm 55,12%;trung cấp 112 người, chiếm 36,96%; sơ cấp, chưa qua đào tạo 24 người, chiếm 7,92%.

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện: gồm tổng số 60 cơ quan (Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Liên Đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên). Số biên chế cán bộ, công chức hiện có mặt là 198 người; nam 86 người, nữ 112 người. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 47 người, chiếm23,73%; đại học 152 người, chiếm 76,27%.

Trình độ lý luận chính trị: cử nhân,cao cấp 71 người, chiếm 35,85%;trung cấp 107 người, chiếm 54,04%; sơ cấp, chưa qua đào tạo 20 người, chiếm 10,11%.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Có 10 Hội đồng nhân dân cấp huyện, với 295 đại biểu, Thường trực Hội đồng nhân dân các quận/huyện/thị xã/thành phố có Chủ tịch, Phó Chủ tịch; các Ban của Hội đồng nhân dân có Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: tiến sĩ có 0 đại biểu, chiếm 0%; thạc sĩ 102 đại biểu, chiếm 34,5 %; đại học 174 đại biểu, chiếm 59%; cao đẳng có 4 đại biểu, chiếm 1,5%: trung cấp có 7 đại biểu, chiếm 2,4%; chưa qua đào tạo có 8 đại biểu, chiếm 2,7%.

Trình độ lý luận chính trị: cử nhân, cao cấp có 195 đại biểu, chiếm 66%; trung cấp 70 đại biểu, chiếm 23,5%.; sơ cấp 8 đại biểu, chiếm 2,5%.; chưa qua đào tạo 24 đại biểu, chiếm 8%.

+ Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có: (1) 90 phòng, ban chuyên môn (mỗi huyện, thị xã, thành phố có 09 phòng, ban) và 456 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

* Về biên chế: (1) 771 biên chế công chức và 65  lao động hợp đồng làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP (trong đó: 38 người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; 27 người sử dụng nguồn kinh phí tự chủ (trong định mức khoán chi hoạt động) được ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định). (2) 17.164 biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN, 585 biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NTSN, 1.398 lao động hợp đồng làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP (trong đó: 40 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước;1 1.358 người sử dụng nguồn kinh phí tự chủ (trong định mức khoán chi hoạt động) được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định; (3) 31 người làm việc lại Hội cấp huyện.

Số biên chế công chức, viên chức hiện có mặt là 16.799 biên chế , trong đó: công chức 719 người, viên chức 16.080 người; nam 2.596 người, nữ 14.203 người; có 38 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: tiến sĩ có 0 người, chiếm 0%; thạc sĩ 1.818 người, chiếm 10,8%; đại học 12.944 người, chiếm 77,1%; cao đẳng 2.037 người, chiếm 12,1%.

Trình độ lý luận chính trị: cao cấp 438 người, chiếm 2,6%; cử nhân 32 người, chiếm 0,2%; trung cấp 8.674 người, chiếm 51,6%;  sơ cấp, chưa qua đào tạo 7.655 người, chiếm 45,6%.

* Hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện: 128 tổ chức hội (trong đó có 30 hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ); 11 quỹ.

c) Cấp xã

- Tổ chức đảng: Có 139 Đảng ủy xã, phường, thị trấn.

- Hội đồng nhân dân các xã, phường, thị trấn: Gồm 139 Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn với tổng số 3.802 đại biểu. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo 1.183 đại biểu, chiếm 31,1%; trung cấp 530 đại biểu, chiếm 13,9%; cao đẳng 143 đại biểu, chiếm 3,8%; đại học 1.908 đại biểu, chiếm 50,2%; thạc sĩ 38 đại biểu, chiếm 1%

Trình độ lý luận chính trị: Chưa qua đào tạo 564 đại biểu, chiếm 14,9%, Sơ cấp 978 đại biểu, chiếm 25,7%, Trung cấp 2.226 đại biểu, chiếm 58,5%, Cao cấp 34 đại biểu, chiếm 0,9%.

- Cán bộ, công chức cấp xã có 2.744 người, trong đó: cán bộ 1.463 người, công chức 1.281 người; nam 1.903 người, nữ 841 người; dân tộc thiểu số 0 người. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: đại học hoặc sau đại học có 2.463 người, chiếm 89,76%; trung cấp hoặc cao đẳng 257 người, chiếm 9,37%; sơ cấp, chưa qua đào tạo 24 người, chiếm 0,87%;

Trình độ lý luận chính trị: cao cấp hoặc cử nhân: 86 người, chiếm 3,13%; trung cấp 2.278 người, chiếm 83,02%; sơ cấp, chưa qua đào tạo 380 người, chiếm 13,85%.

- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã đã bố trí là 1.503 người.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn/khu phố đã bố trí là 1.669 người.

- Hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện: 929 tổ chức hội (trong đó có 00 hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ); 00 quỹ.

(Có Phụ lục 01A kèm theo)

2. Tỉnh Thái Bình

2.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng. Có địa giới hành chính cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam;

- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định;

- Phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng.

2.2. Diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số ĐVHC trực thuộc

a) Diện tích: 1.584,61 km2.

b) Quy mô dân số: 2.093.049 người.

c) Số ĐVHC trực thuộc: Tỉnh Thái Bình hiện có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 07 huyện) và 242 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 223 xã, 10 phường, 09 thị trấn).

2.3. Chức năng, vai trò

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định: Thái Bình được xác định là một trong những tỉnh phát triển khá trong vùng đồng bằng sông Hồng, với vai trò trung tâm phát triển kinh tế biển, công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo và dịch vụ logistics ven biển. Tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động, bền vững, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Với lợi thế địa hình ven biển, vùng bãi bồi rộng lớn và mạng lưới giao thông đang được đầu tư mạnh mẽ, Thái Bình không chỉ giữ vai trò là cực tăng trưởng mới trong trục liên kết vùng duyên hải Bắc Bộ, mà còn là địa bàn trọng điểm về nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Đồng thời, tỉnh cũng được định hướng phát triển hài hòa giữa đô thị - nông thôn - biển, hướng tới mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong đó thành phố Thái Bình và vùng phụ cận giữ vai trò là lõi hạt nhân phát triển của tỉnh, là khu vực động lực, dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, đồng thời là đầu mối quan trọng trong kết nối với vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển Bắc Bộ. Không gian đô thị được quy hoạch mở rộng về các hướng Đông, Tây và Nam để hình thành các khu đô thị mới, khu trung tâm tài chính - thương mại, khu giáo dục - y tế cấp vùng. Song song đó, chú trọng phát triển không gian xanh, hệ thống giao thông đô thị hiện đại, hài hòa với kiến trúc cảnh quan và phù hợp với điều kiện tự nhiên. Quy hoạch thành phố Thái Bình trở thành đô thị loại I trước năm 2030, là trung tâm đô thị lớn trong vùng duyên hải Bắc Bộ, có khả năng liên kết vùng mạnh mẽ, đóng vai trò trung tâm thúc đẩy quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững toàn tỉnh Thái Bình.

2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, xung đột quân sự leo thang tại một số khu vực đã và đang tác động tiêu cực đến hòa bình, ổn định toàn cầu. Kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức như: lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân; chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia tiếp tục tạo lực cản đối với tiến trình phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán), cùng với hiện tượng El Nino khiến giá lương thực toàn cầu tăng cao. Tuy nhiên, sau giai đoạn nhiều biến động, kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu dần ổn định: thương mại hàng hóa toàn cầu cải thiện, áp lực lạm phát từng bước được kiểm soát, điều kiện tài chính đang được nới lỏng và nguồn cung lao động gia tăng trở lại. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc đồng bộ, linh hoạt của các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cùng với sự đồng thuận, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục giữ vững ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể như sau:

a) Tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP, theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 71.326 tỷ đồng, tăng 7,01% so với năm 2023; trong đó khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 11,76% (công nghiệp tăng 14,12% và xây dựng tăng 6,52%); dịch vụ tăng 6,62%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 210.455 tỷ đồng, tăng 6,92% so với năm 2023.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 44,3%; khu vực dịch vụ chiếm 30,4%; thuế sản phẩm chiếm 5,6%. Quy mô nền kinh tế của tỉnh Thái Bình đạt 132.759 tỷ đồng, xếp thứ 8 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 23 cả nước, thể hiện vai trò ngày càng rõ nét của tỉnh trong không gian phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực ven biển Bắc Bộ. Phát huy kết quả đạt được, tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng (GRDP) năm 2025 đạt 9% trở lên, phấn đấu đạt 10,5% trở lên so với năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

b) Thu, chi ngân sách

Công tác quản lý tài chính, ngân sách được chỉ đạo quyết liệt; điều hành chi ngân sách linh hoạt, tiết kiệm, đảm bảo đúng quy định; chỉ đạo các đơn vị quản lý chặt chẽ nguồn thu, siết chặt kỷ cương quản lý tài chính ngân sách và triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; cấp phát kịp thời, đầy đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế và chính sách an sinh xã hội...

Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện 28.089,1 tỷ đồng, đạt 144,1% dự toán, tăng 15,8% so với năm 2023; trong đó, thu nội địa 11.579,3 tỷ đồng, đạt 134,5% dự toán, tăng 18% (thu tiền sử dụng đất 5.590,8 tỷ đồng, tăng 50,3% dự toán) và thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 981,6 tỷ đồng, đạt 77,3% dự toán, bằng 66,9% năm 2023. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 26.205,4 tỷ đồng, đạt 147% dự toán, tăng 18% so với năm 2023; trong đó chi đầu tư phát triển 9.845,9 tỷ đồng, đạt 145% dự toán, tăng 14%; chi thường xuyên 10.517,5 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, tăng 23% so với năm 2023.

c) Sản xuất công nghiệp và xây dựng

Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 143.177 tỷ đồng, tăng 8,49% so với năm 2023, trong đó giá trị công nghiệp ước đạt 106.449 tỷ đồng, tăng 9,19% và giá trị xây dựng ước đạt 36.728 tỷ đồng, tăng 6,49% Đã hoàn thành nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh bảo đảm chất lượng, khoa học, có tầm nhìn dài hạn, nhiều định hướng, đột phá, phát triển mới, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023. Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương bổ sung bến cảng hàng lỏng tại Ba Lạt và 02 điểm neo chuyển tải xăng dầu tại cửa sông Diêm Hộ vào quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thống nhất chủ trương quy hoạch bến cảng (kho nổi) tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý trong Quy hoạch hệ thống cảng biển).

Công tác quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở đạt kết quả tích cực; thị trấn Tiền Hải được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Tỉnh đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024; rà soát các quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tỉnh; ban hành Chỉ thị chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh... Quan tâm xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, phát triển dự án nhà ở xã hội; ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án giao thông kết nối quan trọng… Chỉ đạo quyết liệt công tác giải ngân vốn đầu tư công. Thực hiện phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 165,8% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 91,4% kế hoạch vốn địa phương triển khai và thông báo sớm đến chủ đầu tư để chủ động triển khai thực hiện.

khai thực hiện.

d) Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.

Trong năm 2024, Tỉnh Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư; tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt, vướng mắc trong thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách; tổ chức hội nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng lập, thẩm định và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục chủ trương đầu tư các dự án. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức thành công các đoàn công tác của tỉnh đi xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc và các nước châu Âu, tổ chức làm việc với nhiều đoàn công tác, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh. Kết quả, thu hút vốn đầu tư của tỉnh đạt 43.178 tỷ đồng (gồm 199 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký 30.105 tỷ đồng và 08 dự án phát triển nhà ở với tổng mức vốn đầu tư 13.073 tỷ đồng); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1.033 triệu USD. Thực hiện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 1.223 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 13.011 tỷ đồng và 611 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; có 337 doanh nghiệp hoạt động trở lại, 698 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và 168 doanh nghiệp giải thể...; đến nay, toàn tỉnh có 11.944 doanh nghiệp và 3.245 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với tổng số vốn đăng ký trên 149,9 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 62.496 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2023. Năm 2024 cũng đánh dấu năm thứ ba liên tiếp Thái Bình có trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới, phản ánh rõ nét xu hướng khởi nghiệp, đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ trên địa bàn. Kết quả này góp phần quan trọng vào việc mở rộng quy mô nền kinh tế, tạo việc làm và tăng thu ngân sách địa phương.

đ) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng nông thôn mới

Bão Yagi ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 29.665 tỷ đồng, giảm 0,21% so với năm 2023; trong đó, nông nghiệp ước đạt 23.574 tỷ đồng, giảm 0,83% (trồng trọt giảm 4,6%; chăn nuôi tăng 3,24%), thủy sản tăng 2,27%…

Giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 11.544 tỷ đồng, giảm 4,6%. Tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt; đẩy mạnh cơ giới hóa; hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi. Tổng diện tích gieo cấy lúa đạt 148.396,3 ha, giảm 1.547,1 ha so với năm 2023, trong đó lúa Xuân được mùa, năng suất đạt cao. Tổng diện tích trồng cây màu đạt 71.999,4 ha, tăng 746,4 ha so với năm 2023, năng suất cây trồng đạt khá. Các chương trình, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả.

Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 10.803 tỷ đồng, tăng 3,24%. Công tác kiểm soát, giám sát dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng thực hiện theo quy định.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 6.073 tỷ đồng, tăng 2,27%; tổng sản lượng thủy sản đạt 291,7 nghìn tấn, tăng 0,8%. Toàn tỉnh có 674 lồng nuôi cá và 1.500 bè nuôi hàu cửa sông; có 709 tàu cá, 100% tàu cá được sơn ca bin kẻ biển số theo quy định; 162 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được chỉ đạo thực chất, hiệu quả; trong năm công nhận 13 xã đạt nông thôn mới nâng cao và 02 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; nâng tổng số có 40 xã đạt nông thôn mới nâng cao, trong đó có 02 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Bảo tồn, phát triển 112 làng nghề, trong đó 16 làng nghề truyền thống có lợi thế về du lịch.

e) Thương mại, dịch vụ, ngân hàng

Hoạt động thương mại - dịch vụ duy trì ổn định; thị trường hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, các mặt hàng thiết yếu được bảo đảm, không xảy ra tình trạng thiếu hàng; thực hiện tốt công tác khuyến công, khuyến thương. Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ ước đạt 37.613 tỷ đồng, tăng 7,08%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 79.839 tỷ đồng, tăng 15,2%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 5,16%; kim ngạch xuất khẩu đạt 2.966,7 triệu USD, tăng 12,2%; kim ngạch nhập khẩu đạt 1.900,9 triệu USD, tăng 7,7%; doanh thu vận tải đạt 9.224,6 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2023.

Hoạt động ngân hàng ổn định, vốn huy động tăng trưởng cao, tín dụng tăng trưởng khá, nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp; lãi suất cho vay giảm 1,5-2%/năm hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tập trung chủ yếu cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cho vay xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đến 31/12/2024 ước đạt 137.850 tỷ đồng, tăng 12%; tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng ước đạt 108.230 tỷ đồng, tăng 15% so với 31/12/2023; nợ xấu chiếm khoảng 0,9% tổng dư nợ cho vay.

g) Một số tình hình xã hội

- Lao động, việc làm và an sinh xã hội:

Thị trường lao động trong và ngoài nước được tăng cường hợp tác, mở rộng; đến nay đã đưa 144 lao động của tỉnh đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc theo Chương trình hợp tác hai bên; trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu lao động và hợp tác đào tạo nghề; tình hình việc làm của người lao động trong doanh nghiệp cơ bản được bảo đảm. Năm 2024, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp trong tổng lao động toàn xã hội giảm còn 21,3%; tạo việc làm mới cho 34.800 lao động, trong đó đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 3.500 lao động...

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho Nhân dân được quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà đối với người có công và thân nhân, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sỹ. Dịp Tết Nguyên đán, tổng suất quà tặng cho các đối tượng chính sách, người lao động, hộ có hoàn cảnh khó khăn là 442.867 suất quà với kinh phí 198,8 tỷ đồng, tăng 58.905 suất quà so với cùng kỳ năm 2023; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà Tết; tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 51.143 người cao tuổi với kinh phí hơn 20 tỷ đồng; kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, toàn tỉnh đã tặng 255.074 suất quà cho người có công với cách mạng và thân nhân, kinh phí trên 90 tỷ đồng… Quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, sự tiến bộ của phụ nữ và công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát; thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Đề án; phát động đợt thi đua cao điểm “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh…

- Giáo dục đào tạo và dạy nghề, giáo dục nghề nghiệp

Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2023-2024, triển khai các nhiệm vụ năm học 2024-2025. Tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và các kỳ thi, cuộc thi cho học sinh, giáo viên trong toàn ngành. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có 22.726 thí sinh, kết quả điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố (tăng 4 bậc so với năm 2023); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99,9% (tăng 0,12% so với năm 2023); có 02 thí sinh đạt thủ khoa toàn quốc, 01 thí sinh đạt á khoa toàn quốc; môn tiếng Anh xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: Nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên; giảng dạy môn Tin học và Công nghệ, môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý; nâng cao năng lực giảng dạy môn tiếng Anh trong trường phổ thông công lập; Quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2024-2025; Quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024- 2025… Đề xuất cấp hỗ trợ kinh phí cho lưu học sinh tỉnh Xay Nhạ Bu Ly, CHDCND Lào đang học tiếng Việt tại Trường Hữu nghị T78 thuộc diện đào tạo theo thỏa thuận, hợp tác với tỉnh Thái Bình; tuyển sinh học nghề theo diện học bổng tại tỉnh Jeonnam, Hàn Quốc; làm việc với đoàn công tác của Trường Đại học Wollongong (Australia) về lĩnh vực giáo dục và đào tạo… Mạng lưới trường học công lập ổn định, chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chất lượng giáo dục các cấp học được cải thiện.

Ban hành và tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ học nghề chương trình chất lượng cao, học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo và hỗ trợ học phí học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp, Đề án phát triển quan hệ lao động giai đoạn 2024-2025, Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về tăng cường năng suất lao động tỉnh đến năm 2030... Năm 2024, tuyển sinh, đào tạo 39.000 người tham gia học nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25,8%.

- Văn hóa, thể thao, thông tin tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày thành lập tỉnh, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm giải phóng thị xã, 20 năm xây dựng phát triển thành phố Thái Bình và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ đời sống tinh thần của Nhân dân. Các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tập trung chuyển tải thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội, chuyển đổi số, phòng chống dịch bệnh; kết quả các kỳ họp Quốc hội và HĐND các cấp. Giá trị di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy. Hồ sơ “Nghệ thuật chèo” đã trình UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa lễ hội truyền thống làng La Vân, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ và nghề làm muối biển, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phối hợp tổ chức thành công 03 hội thảo khoa học: “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp”, “Thân thế và sự nghiệp của Thái bảo Đỗ Tử Bình”, “Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Chèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Chỉ đạo tổ chức thành công các lễ hội Đền Trần, Chùa Keo và lễ hội Xuân. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa du lịch, lễ hội trong dịp lễ, tết được tăng cuờng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng dựng đời sống văn hóa” được phát động, triển khai rộng khắp; ban hành quy định thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn. Đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị UNESCO vinh danh danh nhân, nhà hóa học Lê Quý Đôn nhân dịp kỷ niêm 300 năm ngày sinh của ông.

Tham mưu Tỉnh ủy ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới. Ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tỉnh và tham dự Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ X. Các hoạt động thể thao quần chúng được nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng; tổ chức thành công giải Bóng đá Nhi đồng - Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XI; phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức thành công Ngày Yoga Quốc tế; chỉ đạo các đơn vị tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân, Ngày truyền thống ngành thể thao Việt Nam... Thể thao thành tích cao đạt nhiều thành tích tốt; tham gia thi đấu 44 giải quốc gia và 07 giải quốc tế, đạt 318 huy chương các loại.

- Y tế, bảo hiểm:

+ Y tế: Công tác tuyên truyền, giám sát, phòng chống các loại dịch bệnh được thực hiện nghiêm túc. Thị trường dược phẩm cơ bản được kiểm soát, bảo đảm đáp ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh và nhu cầu điều trị của Nhân dân; tổ chức phương án mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương năm 2025 - 2026. Công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế và khám chữa bệnh được tăng cường. Cơ sở vật chất đơn vị y tế được quan tâm đầu tư, nâng cấp; công trình Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh là công trình đầu tiên sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội được hoàn thành đưa vào sử dụng; triển khai đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh tại Khu trung tâm y tế với quy mô tiên tiến, hiện đại; thỏa thuận hợp tác hỗ trợ y tế giữa bệnh viện tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai... Phê duyệt Đề án phát triển kỹ thuật cao, chuyên sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng yêu cầu hội nhập ngành y tế giai đoạn 2024 - 2028. Đón tiếp, làm việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Y tế Đan Mạch. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động và đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Y tế.

+ Bảo hiểm: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế. Trình HĐND tỉnh ban hành Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng cư trú trên địa bàn tỉnh.

h) Quốc phòng, an ninh

-  Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; kiện toàn xây dựng lực lượng tinh, gọn, mạnh. Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình các bước tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân năm 2024, bảo  đảm chất lượng, an toàn, đúng luật. Trình HĐND tỉnh thông qua Đề án xây dựng nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự và lực lượng dân quân các xã ven biển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chỉ đạo tổ chức huấn luyện cho các lực lượng đúng kế hoạch, có trên 95,58% dân quân tự vệ sau huấn luyện đạt kết quả khá. Tổ chức các hội thi, hội thao cấp tỉnh, huyện và tham gia các cuộc thi cấp Quân khu đạt kết quả tốt. Tổ chức thành công cuộc diễn tập Phòng thủ dân sự. Ứng phó bão mạnh, siêu bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh năm 2024, bảo đảm an toàn tuyệt đối, đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quận đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tổ chức triển khai thi hành Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo... Thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, xây dựng, quản lý bảo vệ chủ quyền vùng biển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Duy trì quân số trực bảo đảm kịp thời xử lý tốt mọi tình huống có thể xảy ra, không để bị động bất ngờ; thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, công tác, lao động sản xuất giúp đỡ Nhân dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai (bão Yagi, lũ...) và tìm kiếm cứu nạn.

- An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm nhất là trong dịp lễ, Tết và các sự kiện quan trọng, giữ vững thành tích 12 năm liên tiếp không xảy ra đốt pháo nổ trái phép trong đêm Giao thừa; tai nạn giao thông, cháy nổ được hạn chế, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; quản lý chặt chẽ đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Công tác bảo đảm an ninh, đấu tranh phòng chống tội phạm được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt; chủ động nắm tình hình, phòng ngừa, tập trung giải quyết một số điểm nóng phức tạp về tình hình an ninh chính trị, khiếu nại, tố cáo, tập trung đông người. Tổ chức bộ máy công an các cấp được kiện toàn theo hướng tinh, gọn, manh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quan tâm đầu tư xây dựng và củng cố lực lượng Công an cấp xã chính quy. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; phát động phong trào thi đua đặc biệt trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở. Chỉ đạo nghiên cứu các giải pháp, tổng hợp kinh nghiệm trong triển khai Đề án 06 và tăng cường quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án 06, hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân, kích hoạt tài khoản định danh điện tử trước thời hạn Bộ Công an giao. Đẩy mạnh phong trào thi đua toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024....

1.5. Các chính sách đặc thù hiện hưởng: Không.

1.6. Tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị

a) Cấp tỉnh

- Tỉnh ủy:

+ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 45 đồng chí; Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 13 đồng chí. Thường trực Tỉnh ủy có 03 đồng chí, gồm: Bí thư Tỉnh ủy; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình gồm 09 người (01 đại biểu chuyên trách và 08 đại biểu kiêm nhiệm).

+ Các cơ quan thuộc Tỉnh ủy gồm: 05 cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy (Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy); 02 đơn vị sự nghiệp (Báo Thái Bình, Trường Chính trị tỉnh).

- Tổ chức đảng: có 13 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy (8 đảng bộ huyện, thành phố; 03 đảng bộ lực lượng vũ trang và 02 đảng bộ mới thành lập); 519 tổ chức cơ sở đảng (385 đảng bộ, 134 chi bộ); toàn tỉnh có 107.821 đảng viên.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: gồm 06 cơ quan (Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh,Tỉnh đoàn Thanh niên).

- Hội đồng nhân dân tỉnh có 61 đại biểu, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có Ban Kinh tế - Ngân sách; Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Pháp chế. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 05 đại biểu, chiếm 8,2%; thạc sĩ 27 đại biểu, chiếm 44,26%; đại học 28 đại biểu, chiếm 45,9%; dưới Đại học 01 đại biểu, chiếm 1,64%.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 46 đại biểu, chiếm 75,4%; trung cấp 05 đại biểu, chiếm 8,2%; sơ cấp 10 đại biểu, chiếm 1,64%; chưa qua đào tạo 0 đại biểu, chiếm 0%.

- Ủy ban nhân dân tỉnh có 14 sở, ban, ngành với 8.148 biên chế, trong đó: công chức 964 người, viên chức 7.184 người; nam 2.962 người, nữ 5.187 người; có 35 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 123 người, chiếm 1,5 %; thạc sĩ 1.955người, chiếm 24%; đại học 4.805 người, chiếm 59%; khác 1.265 người, chiếm 15,5%.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 454 người, chiếm 5,6%; trung cấp 1.784 người, chiếm 21,9%; sơ cấp 501 người, chiếm 6,1%; chưa qua đào tạo 5.409 người, chiếm 63,4%.

b) Cấp huyện

- Tổ chức đảng: có 08 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện /thành phố, trong đó có 323 Đảng bộ, 92 Chi bộ trực thuộc.

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: 40 đơn vị.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Có 08 Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố với 277 đại biểu. Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; các Ban của Hội đồng nhân dân có Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 02 đại biểu, chiếm 0,72%; thạc sĩ 77 đại biểu, chiếm 27,8%; đại học 195 đại biểu, chiếm 70,4%; dưới đại học 03 đại biểu, chiếm 1,08%.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 194 đại biểu, chiếm 70,04%; trung cấp 80 đại biểu, chiếm 28,88%; sơ cấp 03 đại biểu, chiếm 1,08%.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có 72 phòng, ban chuyên môn (mỗi huyện/thành phố có 9 phòng, ban), với 22.944 biên chế, trong đó: công chức có mặt 613 người, viên chức 22.331 người; nam 3.363 người, nữ 19.581 người; có 55 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 04 người, chiếm 0,01%; thạc sĩ 440 người, chiếm 1,9%; đại học 19.344 người, chiếm 84,3%; dưới đại học 3.156 người, chiếm 13,7%.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân 295 người, chiếm 1,3%;trung cấp 3.004 người, chiếm 13,1%; sơ cấp 7.409 người, chiếm 32,3%; chưa qua đào tạo 12.236 người, chiếm 53,3%.

  1. Cấp xã

- Tổ chức đảng: Có 242 Đảng ủy xã, phường, thị trấn.

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: 1.210 đơn vị.

- Hội đồng nhân dân các xã, phường, thị trấn: Gồm 242 Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn với tổng số 6.201 đại biểu. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 0 đại biểu, chiếm 0%; thạc sĩ 19 đại biểu, chiếm 0,31%; đại học 2.423 đại biểu, chiếm 39,07%; cao đẳng 1.039 đại biểu, chiếm 16,76%; trung cấp 1.141 đại biểu, chiếm 18,4%; chưa qua đào tạo 1.579 đại biểu, chiếm 25,46%.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 29 đại biểu, chiếm 0,47%; trung cấp 3.160 đại biểu, chiếm 50,96%; sơ cấp 1.648 đại biểu, chiếm 26,58%; chưa qua đào tạo 1.364 đại biểu, chiếm 21,99%.

- Cán bộ, công chức cấp xã có 4.513 người, trong đó: Cán bộ 2.385 người, công chức 2.128 người; nam 3.348 người, nữ 1.165 người; dân tộc thiểu số 07 người. Trong đó:

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 0 người, chiếm 0 %; thạc sĩ 52 người, chiếm 1,15 %; đại học 3.704 người, chiếm 82,07 %; dưới đạo học: 757 người, chiếm 16,78.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 35 người, chiếm 0,78 %; trung cấp 3.844 người, chiếm 85,18 %; sơ cấp và chưa qua đào tạo 634 người, chiếm 14,04%.

- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã đã bố trí là 1.959 người.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố đã bố trí là 3.262 người.

(Có phụ lục 01B kèm theo)

 

Phần III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

I. PHƯƠNG ÁN VÀ KẾT QUẢ SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

1. Phương án

a) Thành lập tỉnh Hưng Yên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 930,20 km2, quy mô dân số là 1.474.894 người của tỉnh Hưng Yên và toàn bộ diện tích tự nhiên là 1.584,61 km2, quy mô dân số là 2.093.049 người của tỉnh Thái Bình.

b) Cơ sở và lý do đề xuất phương án, lựa chọn tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp

- Cơ sở và lý do đề xuất phương án:

Căn cứ chủ trương, quan điểm, định hướng, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, lộ trình, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; qua rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng phương án sắp xếp trên cơ sở các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh trong khu vực. Hưng Yên và Thái Bình là 02 ĐVHC cấp tỉnh có vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; giao thoa tương đồng về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đương và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa hai tỉnh, trong đó Hưng Yên là tỉnh có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC. Việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn, với sự kết hợp giữa kinh tế biển, nông nghiệp và du lịch; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý.

Việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, là thực sự cần thiết, đảm bảo phù hợp với các tiêu chí về tiêu chuẩn, lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị và quốc phòng, an ninh; đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và thẩm quyền, trình tự, thủ tục đúng theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kế hoạch của Chính phủ. Việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình gắn liền với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các ĐVHC nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững trong giai đoạn mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất; tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển của toàn vùng, gắn kết chặt chẽ với đảm bảo chủ quyền, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Cơ sở và lý do lựa chọn tên gọi:

Căn cứ chủ trương, quan điểm, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; qua rà soát, cân nhắc, phối hợp với tỉnh Thái Bình nghiên cứu kỹ phương án sắp xếp và tổ chức lấy ý kiến cử tri theo quy định trên địa bàn 02 tỉnh, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình đề xuất tên ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp là Tỉnh Hưng Yên”. Việc đặt tên ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp là “Tỉnh Hưng Yên” là phù hợp vì địa danh này là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hiến và truyền thống cách mạng. Tên gọi này đã xuất hiện từ thời vua Minh Mệnh năm 1831, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Tên Hưng Yên đã có độ nhận diện cao trong cả nước, gắn liền với các giá trị thương mại, giáo dục và công nghiệp. Việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước khi sắp xếp để đặt tên cho ĐVHC hình thành sau sắp xếp nhằm hạn chế xáo trộn, giảm khối lượng công việc để thực hiện các thủ tục chuyển đổi con dấu, giấy tờ cho các tổ chức, cá nhân ở các ĐVHC chịu sự tác động và tránh lãng phí. Đồng thời, Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đóng vai trò kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh duyên hải, tên gọi này phù hợp với định hướng phát triển vùng và quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đặt tên ĐVHC, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện theo đúng quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phù hợp với quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 và được đông đảo cử tri trên địa bàn đồng tình ủng hộ.

- Cơ sở và lý do lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị:

Qua rà soát, nghiên cứu kỹ phương án, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thống nhất đề xuất đặt trụ sở Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Hưng Yên mới tại tỉnh Hưng Yên hiện nay với lý do Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, gần thủ đô Hà Nội và các tỉnh kinh tế trọng điểm như Hải Dương, Bắc Ninh, và Hà Nam. Điều này giúp kết nối giao thông thuận tiện và thúc đẩy giao thương, hợp tác kinh tế; có hệ thống giao thông đa dạng, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ và đường thủy. Các tuyến đường lớn như Quốc lộ 5A, Quốc lộ 39A và sông Hồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa; Hưng Yên là tỉnh đang phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng để chính quyền tỉnh mới tổ chức hoạt động. Đồng thời, khu vực dự kiến đặt trụ sở có tỷ lệ đô thị hóa rất cao, dân cư tập trung đông đúc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt, sản xuất, học tập, giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền địa phương sau khi sắp xếp.

2. Kết quả

a) Tỉnh Hưng Yên2.514,81 km2 (đạt 71,86% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 3.567.943 người (đạt 255% so với tiêu chuẩn), dự kiến có 104 ĐVHC cấp xã (gồm 11 phường và 93 xã).

b) Nơi đặt Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Hưng Yên: tỉnh Hưng Yên hiện nay.

II. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP TỈNH HƯNG YÊN SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH:

Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kết luận số 130-KL/TW.

 

Phần IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

1. Tác động đến hoạt động quản lý nhà nước

1.1. Tác động tích cực

- Thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh tạo ra thay đổi tích cực, gắn liền với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các ĐVHC nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững trong giai đoạn mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.

- Tạo điều kiện tối ưu hoá nguồn lực tài chính, phân bổ ngân sách hợp lý hơn cho an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả các hoạt động thiết yếu phục vụ Nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và của Nhân dân địa phương. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng giúp nước ta thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển.

- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại những đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp; cán bộ, công chức thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công việc, thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết công việc. Đối với những người không đủ điều kiện tiêu chuẩn, không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới thì thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

- Khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định thực thi chính sách của các địa phương; góp phần kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng của nhiều ĐVHC trong khu vực; chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước phát triển kinh tế giữa các khu vực có trình độ quản và phát triển kinh tế cao với khu vực liền kề.

1.2. Tác động tiêu cực

- Việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh bước đầu có thể gây ra các khó khăn về địa lý, giao thông đi lại của người dân và doanh nghiệp khi có liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính với chính quyền cấp tỉnh; số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư nhiều, khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách dôi dư.

- Việc mở rộng quy mô ĐVHC trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp cơ sở phải giỏi thích ứng với sự thay đổi về chuyên môn nghiệp vụ và có trình độ quản lý nhà nước phù hợp với vị trí việc làm, có khả năng ngoại ngữ tin học để tiếp nhận các xu thế công nghệ mới và biết áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền địa phương nói chung chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, yếu kém; còn thiếu chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường. Theo đó, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền địa phương là thách thức và là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phương.

- Việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức tác động, ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công chức trên địa bàn.

1.3. Giải pháp khắc phục

- Chủ động xây dựng quy định về nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, quy trình lựa chọn, bố trí sắp xếp và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư khi thực hiện sắp xếp với nhiều phương án để thực hiện có hiệu quả, đảm bảo theo quy định.

- Tổ chức quán triệt, hướng dẫn, vận động đến từng cán bộ, công chức để có sự đồng thuận, nhất trí cao trước khi triển khai thực hiện. Mục tiêu là chọn được cán bộ đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn, nổi trội trong đội ngũ hiện có, bố trí hợp lý, sau sắp xếp bộ máy mới vận hành ổn định.

- Rà soát, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền địa phương các cấp; thực hiện luân chuyển, điều động, bố trị cán bộ, công chức dôi dư có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bố trí theo quy định của pháp luật cho các cơ quan Trung ương (nếu đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, phù hợp với vị trí việc làm).

2. Tác động đến phát triển kinh tế

2.1. Tác động tích cực

- Việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh giúp khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt, manh mún, nhỏ lẻ hoặc đầu tư dàn trải, trùng lặp. Sau sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh sẽ hình thành các ĐVHC mới quy mô lớn, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn của các địa phương, tạo thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại, dịch vụ, tạo kết nối và giao lưu phát triển giữa các địa phương, từ đó nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế địa phương, đủ tiềm lực để cạnh tranh với các ĐVHC của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh góp phần giải quyết triệt để các vấn đề về sử dụng tài nguyên, môi trường, khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phù hợp với nguyện vọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương.

2.2. Tác động tiêu cực

- Sắp xếp, sáp nhập tỉnh làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp tỉnh có liên quan, phát sinh chi ngân sách để khắc các con dấu pháp lý mới và để thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp, chỉnh , bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

- Khi sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư có thể bị thay đổi, gây gián đoạn hoạt động sản xuất - kinh doanh; các chính sách ưu đãi kinh tế trước đây có thể bị mất đi hoặc điều chỉnh theo ĐVHC mới, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhà đầu tư; việc thay đổi địa giới hành chính thể làm gián đoạn các quy hoạch kinh tế - xã hội, gây chậm trễ trong triển khai các dự án đầu công.

- Một số doanh nghiệp và người dân có thể lo ngại việc thay đổi địa giới hành chính sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, nhất về thuế, đất đai, vay vốn kinh doanh. Tâm lý chưa quen với sự thay đổi có thể làm chậm tiến trình chuyển đổi, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

2.3. Giải pháp khắc phục

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, rõ ràng để hạn chế gián đoạn đến hoạt động kinh tế đời sống của người dân; đánh giá kỹ lưỡng các tác động trước khi thực hiện để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và nhà đầu tư.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp duy trì hoạt động bình thường; hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp ĐVHC.

- Tăng cường các hoạt động đối thoại giữa chính quyền và Nhân dân để lắng nghe và kịp thời hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

3. Tác động về xã hội

3.1. Tác động tích cực

- Sắp xếp, sáp nhập tỉnh tạo điều kiện quy hoạch tốt hơn về hạ tầng, giao thông, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân; tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân.

- Tạo điều kiện giải quyết tốt hơn các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thu gom, xử chất thải, các vấn đề an sinh hội trên địa bàn.

- Góp phần kéo gần khoảng cách giữa Nhân dân với chính quyền địa phương và Trung ương; từ đó tăng cường bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân với chính quyền địa phương.

- Việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh, đồng thời bỏ cấp trung gian (cấp huyện) gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương là căn cứ để cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa trình tự, thủ tục, hồ sơ, giúp tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

- Sự tương đồng về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và các mối quan hệ kinh tế, chính trị truyền thống giữa các ĐVHC thực hiện sắp xếp tạo điều kiện cho việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực.

3.2. Tác động tiêu cực

Việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh dẫn đến một trong hai địa phương mất đi địa danh truyền thống, ảnh hưởng đến văn hóa, bản sắc địa phương, tác động đến tâm tư, tình cảm của Nhân dân trên địa bàn.

3.3. Giải pháp khắc phục

- Làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích rõ lợi ích của việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh để tạo sự đồng thuận từ người dân.

- Bảo tồn văn hóa, địa danh truyền thống để tránh mất đi giá trị lịch sử của từng ĐVHC các cấp.

4. Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội

4.1. Tác động tích cực

- Sau khi sắp xếp, sáp nhập tỉnh thì diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC cấp tỉnh lớn hơn, thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch tác chiến, phòng thủ theo địa bàn, khu vực.

- Sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ giảm số lượng ĐVHC cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất hơn của lực lượng Quân sự, Công an; cán bộ phụ trách địa bàn được bổ sung, theo đó thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ quân sự, an ninh tại địa bàn. Từ đó, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở địa bàn cơ sở sẽ ổn định hơn.

4.2. Tác động tiêu cực

Sau khi sắp xếp, sáp nhập tỉnh dẫn đến địa bàn rộng, tại một số khu vực địa hình chia cắt, dân sống không tập trung và một số khu dân cư cách xa Trụ sở hành chính của cấp tỉnh. Vì vậy, khi phát sinh các vấn đề xã hội tại các khu dân cư có thể không được giải quyết kịp thời, dễ xảy ra các mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

4.3. Giải pháp khắc phục

- Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, huấn luyện dân quân tự vệ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh; tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, có sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ. Thực hiện tốt công tác tuyển quân và chính sách hậu phương quân đội.

5. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

5.1. Tác động tích cực

- Tiết kiệm ngân sách nhà nước hằng năm cho thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công do giảm số lượng ĐVHC.

- Có điều kiện tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giải quyết thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công tại tỉnh Hưng Yên mới hình thành sau sắp xếp, sáp nhập.

5.2. Tác động tiêu cực

- Sau khi sắp xếp, sáp nhập do địa bàn rộng sẽ có một số bộ phận dân cư cách xa trung tâm tỉnh, từ đó khó khăn trong việc liên hệ với các quan quản lý nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan.

- Việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh làm khối lượng công việc liên quan đến thủ tục hành chính sẽ gia tăng đột biến do phải thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp.

5.3. Giải pháp khắc phục

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; tuyên truyền, hỗ trợ sử dụng dịch vụ công trực tuyến để thực hiện đồng bộ, thống nhất và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Trước mắt, có thể bố trí các đơn vị của chính quyền địa phương đặt tại các địa điểm xa khu trung tâm để không gây khó khăn cho người dân trong việc liên hệ với các quan quản lý nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công.

- Bố trí và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Qua đó, tạo điều kiện phục vụ nhân dân tốt hơn.

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC

1.1. Tổ chức Đảng

a) Về tổ chức

Bộ Chính trị quyết định thành lập đảng bộ mới của tỉnh Hưng Yên trên cơ sở sắp xếp Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và Đảng bộ tỉnh Thái Bình trước khi sắp xếp; đồng thời chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy của Đảng bộ mới, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.

b) Về cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy; số lượng ủy viên, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy mới thành lập

Cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy; số lượng ủy viên, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy của ĐVHC cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp thực hiện theo chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cụ thể: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư, ủy ban kiểm tra cấp ủy tại thời điểm sắp xếp có thể nhiều hơn số lượng nêu tại Chỉ thị này nhưng tối đa không quá tổng số lượng hiện có của Đảng bộ Thái Bình và Đảng bộ Hưng Yên trước khi sắp xếp (không bao gồm các đồng chí đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ công tác hoặc chuyển công tác) và chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày thành lập Đảng bộ mới thì số lượng phải thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương.

c) Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc

Căn cứ hiện trạng số lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và Đảng bộ tỉnh Thái Bình trước khi sắp xếp và Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới quyết định sắp xếp tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đảm bảo thống nhất, đồng bộ với sắp xếp ĐVHC, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền cùng cấp theo quy định của Điều lệ Đảng và Hướng dẫn số ……..của Ban Tổ chức Trung ương.

1.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận

a) Đề nghị Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn căn cứ điều lệ của tổ chức mình chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tương ứng với sắp xếp tổ chức đảng, trong đó lưu ý:

- Xây dựng đề án sắp xếp, chuyển giao tổ chức và kiện toàn cán bộ.

- Quy trình thành lập tổ chức, xác định nhiệm kỳ đầu tiên và cách tính số thứ tự nhiệm kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận sau khi sắp xếp.

- Số lượng ủy viên ủy ban, ban thường trực, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ đầu tiên tối đa không vượt quá tổng số hiện có của các tổ chức cùng cấp trước khi sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, trừ số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác; đồng thời, khuyến khích thực hiện giảm số lượng các chức danh trên để sớm đảm bảo theo quy định chung.

b) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới phối hợp với Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn hướng dẫn sắp xếp, chuyển giao tổ chức và kiện toàn cán bộ; xác định số lượng ủy viên Ủy ban, ban thường trực, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh Hưng Yên mới sau sắp xếp.

Đối với số lượng công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị mới thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Trước mắt số lượng lãnh đạo, quản lý, số lượng biên chế công chức, viên chức ở các cơ quan đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ lãnh đạo, quản lý và biên chế công chức, viên chức hiện có trước khi sắp xếp.

Khi thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của hội đồng nhân dân và ủy viên ủy ban nhân dân theo quy định. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ thông báo của cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh liên quan nêu trên.

1.3. Tổ chức chính quyền địa phương

a) Hội đồng nhân dân tỉnh

- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Hưng Yên là 4.140 đại biểu và Hội đồng nhân dân của tỉnh Thái Bình là 6.539 đại biểu hợp thành Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Hưng Yên mới là 10.679 đại biểu và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Số đại biểu HĐND cấp tỉnh là 104 đại biểu.

Thực hiện nhập nguyên trạng các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình trước sắp xếp có cùng chức năng, nhiệm vụ với nhau (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội). Nhiệm kỳ tiếp theo về cơ cấu, tổ chức và số lượng đại biểu HĐND của ĐVHC cấp cơ sở thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND; Trưởng các Ban của HĐND và uỷ viên UBND hai cấp khi sắp xếp do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND cấp xã căn cứ thông báo của cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ chỉ định, bổ nhiệm nhân sự. Trường hợp đặc biệt, được chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND tỉnh, HĐND cấp xã mới thành lập (theo quy định tại mục 4, Kết luận số 150-KL/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị).

- Số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tại thời điểm sắp xếp là 04 - nhiều hơn số lượng so với quy định và giảm dần theo lộ trình (theo khoản 3, Điều 11, Nghị quyết số 76/2025/NQ-UBTVQH15).

- Khóa của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên mới là khóa XVII theo quy định tại điểm khoản 3 Điều 10 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên mới gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân theo quy định của Chính phủ.

- Số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại thời điểm sắp xếp là 06 - nhiều hơn số lượng so với quy định và giảm dần theo lộ trình (theo khoản 3, Điều 11, Nghị quyết số 76/2025/NQ-UBTVQH15).

1.4. Cơ quan thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Các cơ quan thuộc Tỉnh ủy Hưng Yên mới

Gồm 05 cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy: Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy: Trường Chính trị tỉnh và Báo Hưng Yên.

b) Cơ quan thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Thực hiện sắp xếp các tổ chức thành viên của Mặt trận, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp xã đồng bộ với sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

c) Các cơ quan chuyên môn thuộc thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên mới thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025 của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trước khi sắp xếp, gồm 12 sở là: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh.

d) 03 cơ quan khác gồm: 01 cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh (Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh) và 02 cơ quan hành chính cấp tỉnh khác thuộc UBND tỉnh (Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu Đại học Phố Hiến).

Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên mới xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập, sắp xếp các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện nay của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trước sắp xếp.

1.5. Tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập

- Giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại cơ sở và bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh trên địa bàn.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp khác: Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ theo hướng thực hiện tinh gọn đầu mối, bảo đảm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu gắn với cơ cấu lại, giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian sớm nhất.

1.6. Các cơ quan của Trung ương thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mới hìnhthành sau sắp xếp

Các đơn vị của Trung ương thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mới hình thành sau sắp xếp bao gồm: Công an, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ đội Biên phòng, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội,... chủ động xây dựng phương án sáp nhập tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ tương ứng theo quy định của ngành dọc có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đồng thời với việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình để thành lập tỉnh Hưng Yên theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

1.7. Về các tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Sáp nhập, đổi tên hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện tương ứng với việc sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh; trình tự, hồ sơ sáp nhập, đổi tên thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024; số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019; số 136/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC

2.1. Biên chế và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

a) Đối với cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập[1]

Nhập nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên mới sau sắp xếp quản lý, bố trí, sử dụng biên chế theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện tinh giản, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

(Có Phụ lục 01C kèm theo)

b) Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên

Nhập nguyên trạng số lượng viên chức, người lao động tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên khi thực sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình; căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo ngành, lĩnh vực; đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trình Hội đồng quản lý thông qua trước khi quyết định phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng viên chức, người lao động theo quy định.

2.2. Phương án bố trí, sắp xếp

Việc bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại tỉnh Hưng Yên hình thành sau sắp xếp được thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Cán bộ, công chức, Điều 11 Nghị quyết 76 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.

Phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại tỉnh Hưng Yên mới hình thành sau sắp xếp, với phương án cụ thể như sau:

a) Phương án bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý

- Đối với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội quản lý hiện có: 07 đồng chí, trong đó: tỉnh Hưng Yên là 04 đồng chí (gồm: 01 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, 01 đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; 01 đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, 01 đồng chí Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh) và tỉnh Thái Bình là 03 đồng chí (gồm: 01 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, 01 đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; 01 đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh).

Việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn các chức danh Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội của tỉnh Hưng Yên mới do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

- Đối với cấp trưởng, cấp phó các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc thuộc Tỉnh ủy Hưng Yên và Tỉnh ủy Thái Bình: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới bố trí theo phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ.

- Đối với các chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiện có: Tỉnh Hưng Yên mới sau khi sắp xếp có 04 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (tỉnh Hưng Yên 02, tỉnh Thái Bình 02) và 06 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (tỉnh Hưng Yên 03, tỉnh Thái Bình 03); việc chỉ định, bổ nhiệm các chức danh thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương và do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới bố trí, phân công theo phân cấp quản lý tổ chức cán bộ.

- Về nhân sự Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy hiện có: tỉnh Hưng Yên có 01 Chủ nhiệm và 03 Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; tỉnh Thái Bình có 01 Chủ nhiệm và 03 Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy.

Việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn các chức danh Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy của tỉnh Hưng Yên mới được bố trí theo số lượng, cơ cấu do cấp có thẩm quyền quyết định.

- Đối với cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Trường Chính trị: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo kiện chức vụ cấp trưởng, các cấp phó Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức tổ chức thành viên của Mặt trận theo phân cấp quản lý tổ chức cán bộ.

- Đối với cấp trưởng, cấp phó Ban của HĐND; cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên mới:

Căn cứ điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới lãnh đạo việc bố trí, sắp xếp trưởng, phó Ban của Hội đồng nhân dân, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhân sự Trưởng Ban HĐND tỉnh được chỉ định theo quy định tại mục 4, Kết luận số 150-KL/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị. Nhân sự Phó Trưởng Ban HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh phê chuẩn theo đề nghị của Trưởng Ban HĐND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp theo thẩm quyền; trong vòng 05 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành phải bố trí đảm bảo đúng số lượng cấp phó theo quy định.

* Đối với các Ban của Hội đồng nhân dân:

+ Tổng số hiện có 12 người (mỗi địa phương 03 Ban, mỗi Ban 02 người), gồm: 06 Trưởng ban và 06 Phó Trưởng ban.

+ Tỉnh Hưng Yên mới sau khi sắp xếp sẽ gồm 03 Ban. Thực hiện nhập nguyên trạng các Ban của HĐND 02 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình nhiệm kỳ 2021-2026[2]. Mỗi Ban có 01 Trưởng Ban; số lượng Phó Trưởng Ban tối đa bằng số có mặt của mỗi Ban HĐND tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và giảm dần theo lộ trình quy định.

* Đối với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh[3]:

+ Tổng số hiện có 128 người, bao gồm 27 cấp trưởng (tỉnh Hưng Yên 14 người, tỉnh Thái Bình 13 người); 101 cấp phó (tỉnh Hưng Yên 50 người, tỉnh Thái Bình 50 người).

+ Tỉnh Hưng Yên mới sau khi sắp xếp gồm 15 cơ quan hành chính cấp tỉnh (gồm 12 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân tỉnh, 01 Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh, 02 ban quản lý). Theo đó, chức vụ cấp trưởng và các cấp phó của 15 cơ quan hành chính do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới bố trí, phân công theo phân cấp quản lý tổ chức cán bộ.

* Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Tổng số hiện có 43 người, gồm 13 cấp trưởng (tỉnh Hưng Yên 05 người/06 đơn vị, tỉnh Thái Bình 08 người/09 đơn vị); 32 cấp phó (tỉnh Hưng Yên 15 người, tỉnh Thái Bình 17 người).

+ Trước mắt, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Hưng Yên (cũ) và tỉnh Thái Bình được giữ nguyên trạng (trừ Trung tâm Phát triển quỹ đất và Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông - xây dựng của hai tỉnh sẽ thực hiện sáp nhập do có tính chất tương đồng). Việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Hưng Yên (mới) sẽ tiếp tục được thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ về thực hiện tinh gọn đầu mối, bảo đảm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu gắn với cơ cấu lại, giảm viên chức hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian sớm nhất.

b) Phương án bố trí, sắp xếp số lượng công chức, viên chức và người lao động còn lại

Thực hiện việc điều động, bố trí, tinh giản theo lộ trình từng năm để đảm bảo số lượng công chức, viên chức, người lao động theo đúng quy định của Trung ương. Thời gian thực hiện trong 05 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

Như vậy, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình thực hiện sắp xếplà 64.628 người (gồm 11.697 cán bộ, công chức, 51.250 viên chức, 1.598 người lao động và 83 biên chế hội). Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại tỉnh Hưng Yên mới sau sắp xếp thực hiện theo quy định của Trung ương và của tỉnh.

3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp ĐVHC

3.1. Các chế độ, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý và các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, thực hiện theo quy định của Chính phủ, Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn thì được áp dụng theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ; Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 của Chính phủ; Hướng dẫn số …-HD/BTCTW ngày …/…/2025 của Ban Tổ chức Trung ương và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.

3.2. Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp ĐVHC mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 06 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.

3.3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thi được giải quyết chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ.

3.4. Trường hợp cán bộ, công chức cấp tỉnh không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí công việc ờ cấp tỉnh mới hoặc thuộc đối tượng tinh giản qua rà soát, sàng lọc gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ thì được giải quyết chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ.

III. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

1. Phương án sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư

Thực hiện việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH và các Nghị định của Chính phủ. Việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư thực hiện cụ thể như sau:

1.1. Trước mắt, xem xét tạm thời tận dụng các trụ sở, cơ sở vật chất, tài sản công hiện có của 02 địa phương để bảo đảm duy trì hoạt động liên tục, không bị gián đoạn của các cơ quan đơn vị.

1.2. Kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công sở, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức phù hợp với nhu cầu thực tế và theo quy định của pháp luật; bảo đảm khai thác hiệu quả tài sản công hiện có. Nghiên cứu để bố trí, lựa chọn trụ sở của các cơ quan dư thừa sử dụng làm nhà ở công vụ hoặc các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

1.3. Đối với các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp dôi dư sau khi đã bố trí, sắp xếp được thực hiện theo các hình thức xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, xử dụng tài sản công; trong đó ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, sử dụng cho các mục đích công cộng khác của địa phương (thư viện, công viên, thiết chế văn hoá, thể thao…); thu hồi để giao tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà của địa phương quản lý, khai thác (quản lý để phục vụ mục tiêu lâu dài của Nhà nước; bảo quản, bảo vệ tài sản; bố trí cho các cơ quan, đơn vị sử dụng tạm thời; cho thuê nhà gắn với đất;…), giao tổ chức phát triển quỹ đất của địa phương quản lý, phát triển và khai thác theo quy định của pháp luật,…

2. Phương án và lộ trình cụ thể sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư

2.1. Đối với trụ sở dôi dư sau sắp xếp

Trước mắt, tỉnh Hưng Yên mới tận dụng các trụ sở tại hai nơi để đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Sau khi rà soát, cân đối các nguồn của địa phương và hoàn thành xây mới Trung tâm Hành chính công của tỉnh, tỉnh Hưng Yên sẽ xem xét bố trí, sắp xếp đảm bảo phù hợp với số lượng biên chế của các cơ quan, đơn vị.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đang phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình để tiến hành rà soát, thống kê, xây dựng phương án tiếp tục bố trí, sử dụng hoặc thực hiện điều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác sử dụng hoặc tổ chức đấu giá tài sản theo đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, bảo đảm hoàn thành việc sắp xếp, xử lý trụ sở dôi dư trong vòng 03 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC tỉnh có hiệu lực thi hành.

2.2. Đối với tài sản công dôi dư sau sắp xếp

Thực hiện tương đồng và cùng thời điểm với với việc sử dụng trụ sở công dôi dư.

III. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI TỈNH HƯNG YÊN MỚI

Thực hiện đúng theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC. Theo đó:

1. Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như trước khi trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.

2. Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của Trương ương và địa phương áp dụng đối với ĐVHC như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền.

3. Trường hợp thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.

IV. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP TỈNH HƯNG YÊN VÀ TỈNH THÁI BÌNH

1. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy

  - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo quy định tại Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phường 02 cấp và đặc biệt là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên.

          - Đề nghị cho ý kiến chỉ đạo về phương án bố trí trụ sở, nhà ở, các chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thái Bình sang công tác sau sắp xếp.

  2. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy

  - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Phương án sắp xếp, bố trí cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý;

  - Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh Hưng Yên sau khi sắp xếp nhiệm kỳ 2020-2025.

  3. Đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

  Phối hợp với Đảng ủy Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp cơ sở năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận

- Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC.

  - Hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp.

  5. Sở Nội vụ

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình và các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.

- Thực hiện tinh giản biên chế hoặc giải quyết chế độ, chính sách dôi dư đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tại các ĐVHC hình thành sau sắp xếp sau khi có hướng dẫn của Trung ương.

- Hướng dẫn việc lập hồ sơ đề nghị xét công nhận Vùng an toàn khu, Xã an toàn khu; rà soát, điều chỉnh các chính sách lĩnh vực lao động và chính sách đối với người có công tại ĐVHC thực hiện sắp xếp sau khi có hướng dẫn của Trung ương.

- Thực hiện rà soát, lập trình hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại ĐVHC; tổ chức thực hiện việc lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp sau sắp xếp.

- Hướng dẫn việc quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh và sắp xếp ĐVHC cấp xã sau khi có hướng dẫn của Trung ương.

- Hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng.

- Tham mưu tổ chức Hội nghị tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp đảm bảo theo chỉ đạo của Trung ương.

  6. Sở Tài chính

6.1. Về lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư

- Rà soát điều chỉnh Quy hoạch tỉnh bảo đảm phù hợp với định hướng và không gian phát triển mới của tỉnh. Tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực... bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tỉnh và tình hình thực tiễn của địa phương.

- Rà soát, điều chỉnh Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2026-2030 phục vụ xây dựng Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2026-2030.

- Rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2025; tham mưu xử lý đối với các chương trình, dự án đầu tư công thuộc cấp huyện quản lý. Rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư công đang triển khai thực hiện, nhất là dự án, công trình trọng điểm. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 sau khi trung ương thông báo dự kiến tổng nguồn của giai đoạn cho địa phương.

- Rà soát, tổng hợp các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã ban hành và đang triển khai thực hiện; nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới (nếu có) các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Rà soát, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách và các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, tổng hợp tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6.2. Về lĩnh vực tài chính ngân sách

- Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương năm 2025; Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2025 các cấp ngân sách của chính quyền địa phương.

 - Rà soát, xây dựng và báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2025 cho ngân sách 2 cấp và các đơn vị cấp tỉnh có liên quan. Xác định nhiệm vụ thu, chi còn lại những tháng cuối năm 2025 để giao dự toán cho các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện.

- Theo dõi sát nguồn thu ngân sách để đảm bảo cân đối NSĐP. Lý do: năm 2025, Hưng Yên tự đảm bảo cân đối, NSTW chỉ hỗ trợ thực hiện một số chính sách an sinh; Thái Bình nhận trợ cấp cân đối từ NSTW đến 57% tổng chi cân đối NSĐP. Khi thực hiện sáp nhập 2 tỉnh thì vẫn phải đề nghị NSTW hỗ trợ.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý, sử dụng, xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị, tổ chức khi không có tổ chức cấp huyện; quản lý, bàn giao, tiếp nhận, sử dụng tài sản của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp đơn vị hành chính; quản lý, sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản dôi dư của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; rà soát, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản của các cấp ngân sách.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn về chính quyền điện tử, chính quyền số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; về xây dựng hệ thống dữ liệu kết nối, liên thông giữa chính quyền địa phương cấp cấp xã, cấp tỉnh và liên thông với cơ quan trung ương,… và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

  8. Sở Nông nghiệp và Môi trường

- Hướng dẫn việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy định liên quan đến xây dựng nông thôn mới và các chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, các dự án, tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của các ĐVHC thực hiện sắp xếp sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

- Hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cơ sở dữ liệu đất đai; cung cấp số liệu diện tích tự nhiên của các ĐVHC thực hiện sắp xếp,... và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Môi trường sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

    9. Sở Tư pháp

    Hướng dẫn các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực hộ tịch, đăng ký biện pháp bảo đảm khi thực hiện sắp xếp ĐVHC… và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Tư pháp sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

    10. Sở Y tế

    Hướng dẫn về sắp xếp, tổ chức cơ sở y tế tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Y tế sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

    11. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Hướng dẫn bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đào tạo khi sắp xếp hai tỉnh.

    12. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

    Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành tỉnh cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, của các ngành, các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong việc triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC.

    13. Công an tỉnh

- Cung cấp, xác nhận số liệu quy mô dân số của từng ĐVHC gồm dân số thường trú tính đến thời điểm 31/12/2024 để Sở Nội vụ xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh.

- Hướng dẫn thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu, thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân và định danh điện tử; tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực tư pháp,... và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Công an tỉnh sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Công an.

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp.

  14. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

  Hướng dẫn rà soát, xác định ĐVHC thuộc khu vực trọng điểm về quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ quân sự khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang cấp tỉnh và cấp xã khi thực hiện sắp xếp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp,... và các vấn đề khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

          15. Các sở, ngành liên quan

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức đối với chủ trương thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản hướng dẫn để có hiệu lực ngay, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, không tạo khoảng trốn                     16. Báo Hưng Yên, Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh) và các cơ quan thông tấn, báo chí

  Tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp và các văn bản khác có liên quan để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân.

  17. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội, y ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan và chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, kịp thời rà soát, ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả trong việc thực hiện sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Tập trung cho công tác tuyên truyền; tổ chức lấy ý kiến cử tri; tên gọi của ĐVHC cấp xã mới; dự kiến địa điểm đặt trụ sở của ĐVHC cấp xã mới.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình để thành lập tỉnh Hưng Yên nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước của Tỉnh; là thực sự cần thiết, đảm bảo phù hợp với các tiêu chí về tiêu chuẩn, lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị và quốc phòng, an ninh; đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và thẩm quyền, trình tự, thủ tục đúng theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kế hoạch của Chính phủ. Việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình gắn liền với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các ĐVHC nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững trong giai đoạn mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất; tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển của toàn vùng, gắn kết chặt chẽ với đảm bảo chủ quyền, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Việc sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình tuy bước đầu có làm xáo trộn cuộc sống của người dân nhưng với truyền thống đoàn kết dân tộc, lịch sử, văn hóa của địa phương nên đời sống của người dân sẽ sớm ổn định và tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ mới.

Trên đây là Đề án sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kính trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội xem xét, quyết định./.

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

[2] Theo định hướng tại Văn bản số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp về việc định hướng 1 số nhiệm vụ về sắp xếp ĐVHC, TCBM và CBCCVC.

[3]Bao gồm cả Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 28527